1. Phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Pháp luật hiện hành không giải thích định nghĩa phương tiện giao thông đường bộ, tuy nhiên, có thể hiểu rằng, phương tiện giao thông đường bộ là những phương tiện được sử dụng để lưu thông trên đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
- 1 facebook tạo được bao nhiêu tài khoản quảng cáo
- Câu hỏi ôn tập Tin 12
- Lịch âm 23/4, âm lịch hôm nay Thứ Bảy ngày 23/4/2022 ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 23/4/2022
- Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- Bộ Dưỡng Da Chiết Xuất Từ Rau Má SKIN1004 MADAGASCAR CENTELLA TRAVEL KIT (5 MÓN)
2. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
Bạn đang xem: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
3. Các loại phương tiện giao thông đường bộ
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ, các loại phương tiện giao thông đường bộ được định nghĩa cụ thể như sau:
*Xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray). Cụ thể:
– Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
– Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
– Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).
– Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
– Ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ-mi rơ-moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ôtô được thiết kế để kéo sơ-mi rơ-moóc).
– Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
– Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.
– Máy kéo là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo) để thực hiện các công việc đào, xúc, nâng, ủi, gạt, kéo, đẩy.
– Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện).
– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
– Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
– Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
Xem thêm : Vì sao Bạn nên uống Giảo Cổ Lam hàng ngày
– Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này.
*Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo. Cụ thể:
– Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
– Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự.
– Xe đạp thồ là xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe.
– Xe người kéo là những loại phương tiện thô sơ có một hoặc nhiều bánh và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật.
– Xe súc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do súc vật kéo.
Nếu bạn đang có vướng mắc pháp lý liên quan đến các phương tiện giao thông đường bộ, hãy liên hệ cho Luật Minh Gia để được giải đáp chi tiết!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp