Bí đao – bí xanh đã từng đi vào ca dao, tục ngữ của Việt Nam với những ký ức thân thương, bình dị nhất. Trong cuộc sống thường nhật, chúng cũng là cái tên quen thuộc với nhiều bà nội chợ. Tuy nhiên, loại rau thân thuộc này từng là đề tài tranh luận gay cấn trên các diễn đàn. Theo đó, nhiều người cho rằng đây là hai loại bí khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy?
- NAM 1994 LẤY VỢ TUỔI GÌ? KẾT HÔN NĂM BAO NHIÊU LÀ HỢP?
- Mật ong hoa vải Lục Ngạn Bắc Giang 1000ml Nguyên chất từ thiên nhiên tặng hũ 500mml mật ong Đông Trùng Hạ Thảo
- Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục
- 4 cách phân biệt bằng thật và bằng giả chính xác
- Kết hôn trái pháp luật là gì?
Đặc điểm sinh học chung của họ hàng nhà bí
Các loại bí đao – bí xanh nói chung đều nằm trong họ hàng nhà bí, cây thân leo, ưa sáng, có nguồn gốc từ những địa phương nắng quanh năm của đất nước Ấn Độ. Các tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, điều kiện lý tưởng để bí đao – bí xanh sinh trưởng và phát triển tốt là 24-28C. Tuy nhiên, hạt bí xanh – bí đao lại có thể nảy mầm ở khoảng nhiệt độ rất rộng từ 15-26 độ C.
Bạn đang xem: Khác nhau giữa Bí đao và Bí xanh
Bí đao – bí xanh là một, chỉ khác nhau về tên gọi
Bí là vốn là cây ngắn, ở giai đoạn phát triển thân và lá chúng cần cường độ mạnh ánh sáng mạnh. Nhưng đến khi ra hoa đậu quả thì cường độ ánh sáng cần giảm đi. Nếu không sẽ dẫn tới tình trạng rụng hoa, quả non, khả năng bị thay đổi màu sắc quả, giám thối quả có thể bị tăng cao. Điều này lý giải vì sao bí chỉ trồng vào mùa hè, đến mùa đông là lụi tàn.
Phân biệt bí đao và bí xanh
Xem thêm : Ăn bún đậu mắm tôm có béo không? Ăn bún có béo không?
Nhiều người vẫn quả quyết rằng bí đao và bí xanh là hai loại khác nhau. Có người gọi bí đao là bí có màu xanh nhạt còn bí xanh màu đậm hơn. Thực hư chuyện này ra sao? Muốn phân biệt bí đao – bí xanh cần dựa trên tiêu chí nào? Vấn đề được nhiều người quan tâm, từng châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trên các diễn đàn trên các trang mạng xã hội.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, bí đao hay bí xanh, thực chất đây là hai tên gọi dành cho cùng một giống bí có tên tiếng anh là Benincasa Cerifera Savi. Đây là loài thực vật đặc trưng thuộc họ bầu bí có thân dạng dây leo được trồng bằng giàn hoặc bò dưới mặt đất. Hoa và trái có thể ăn được để tăng cường vitamin cho cơ thể.
Quan sát bằng mắt thường, lá bí đao – bí xanh có màu xanh đậm, bề mặt có lông giáp. Quả bí khi còn non có màu xanh lục với lớp lông tơ bao quanh. Đến khi quả đạt kích cỡ thu hái, màu sẽ nhạt đi, vỏ bên ngoài có thêm lớp phấn như sáp. Trái bí đao – bí xanh có thể dài – ngắn tùy vào chất lượng đất, kỹ thuật trồng nhưng có thể dài tới 2m.
Tùy địa phương sẽ có tên gọi bí đao hoặc bí xanh
Xem thêm : Tác động của xà lách với bà bầu trong 3 tháng đầu.
Tại Việt Nam, bí đao – bí xanh được trồng ở hầu hết các tỉnh thành. Mỗi địa phương sẽ cho chất lượng thương phẩm quả khác nhau. Người dân tùy vào sở thích, mục đích cá nhân có thể thu hoạch quả lúc to hay nhỏ để chế biến thành các món ăn khác nhau.
Dưới đây là một vài nhánh nhỏ trong chủng loại bí đao – bí xanh được trồng ở Việt Nam:
- Bí trạch: Hình thức quả thon nhỏ, gây ấn tượng với lớp cùi dày, ruột đặc – chắc, bí nấu lên ăn đậm đà, ngọt thanh, bảo quản được trong vài tháng sau khi thu hoạch ở điều kiện mát mẻ, thoáng đãng.
- Bí bầu: Hình thức quả cong dài dễ nhận biết, lớp cùi mỏng màu xanh trong, ruột xốp khi ăn có vị chua nhẹ. Bí bầu ghi điểm với nông dân nhờ năng suất cao, nhưng chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch. Nếu để lâu trái bí có thể bị thối bên trong ruột dù lớp vỏ bên ngoài vẫn cứng và không có dấu hiệu hư hỏng.
- Bí lông: Quả thẳng dài đẹp mắt, năng suất bí lông cao nên được nhiều nông dân trồng dưới dạng thương phẩm. Tuy nhiên giống bí này khi nấu lên kém phần đậm đà hơn bí trạch.
- Bí phấn: Đúng như cái tên, loại bí này có lớp phấn phủ bên ngoài lớp vỏ cứng. Quả bí phấn to, có thể tới vài kg/ quả, nhưng nhiều ruột.
- Bí đao đá: Loại bí này có lớp vỏ dày cứng như đá, được ưa chuộng vì quả dài, ít ruột, nên tận dụng được nhiều phần cùi để chế biến làm thực phẩm.
Như vậy, dù là bí đao hay bí xanh thì cuối cùng vẫn chỉ là một. Các tài liệu đều khẳng định, bí đao – bí xanh chỉ là những cái tên khác nhau của một loại rau quả phổ biến được trồng ở Việt Nam.
Tùy mỗi địa phương sẽ có những cách gọi riêng, không có quy định chung rằng đây là bí đao hay kia bí xanh. Theo đó, người miền Bắc quen với khái niệm bí xanh hơn còn người miền Nam, bí đao lại được gọi phổ biến hơn cả. Tại các nhà hàng, tùy vào văn phong người thiết kế menu mà bí xanh hay bí đao sẽ được lựa chọn nhằm mang lại sự hấp dẫn, mời gọi cho tên của từng món ăn.
Mọi cuộc tranh luận, mọi lý lẽ biện minh đều không thể thay đổi được kết quả rằng bí đao và bí xanh là hai tên của một giống cây . Quan trọng nhất, bí đao – bí xanh vẫn là giống cây dễ trồng, ít sâu bệnh, tốt cho sức khỏe, là sự lựa chọn lý tưởng cho những bữa cơm gia đình trong ngày hè oi bức.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp