Trong quá trình nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu về lịch sử có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó việc nghiên cứu rất cần tới một yếu tố đó chính là xác định quan điểm lịch sử cụ thể. Vậy quan điểm lịch sử cụ thể là gì ? Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn nhé.
Bạn đang xem: Quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể là gì?
Đối với khái niệm quan điểm lịch sử cụ thể là gì, có thể hiểu, Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể:
– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.
Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.
– Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
Xem thêm : Giá vé, đặt vé tàu Hà Nội – Huế khứ hồi | Kinh nghiệm đi tàu
Ngoài giải đáp cho Quý khách về sự hình thành và phát triển của Đảng. Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Quý khách các nội dung khác liên quan đến Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể.
Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó.
Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian.
Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.
Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.
Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.
Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.
Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng;
Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.
Lấy ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.
Xem thêm : BÁNH KEM BAO NHIÊU CALO? CÁCH ĂN BÁNH KEM KHÔNG BÉO
Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và thời gian khác nhau.
Ví dụ, khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết một cách hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”).
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó…
Như vậy, trong hoạt động nhận thức, thực tiễn chúng ta cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt và mối quan hệ của nó. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được hoặc có thể hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn, nhờ đó tạo ra được khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý một cách chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung, ngụy biện.
Đánh giá sự vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể trong công tác phòng chống dịch COVID 19 ở Việt Nam
Công tác chống dịch của nước ta luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo rất mạnh mẽ. Do đó Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo quan điểm lịch sử – cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với từng thời điểm diễn ra trên thực tế. Công tác phòng chống dịch COVID 19 ở nước ta đạt được những kết quả, cũng có những hạn chế trong công tác này, cụ thể như sau:
Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên toàn quốc cùng phòng chống dịch. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Các hoạt động phòng chống dịch không chỉ được thực hiện bởi ngành y tế, mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ trang, ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ được nhân dân ủng hộ, chung tay thực hiện.
Thứ hai, tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả đối phó với dịch bệnh và nhấn mạnh bảo vệ quyền con người. Để đối phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có khung pháp lý và thể chế tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Về pháp lý, có thể khẳng định, các chỉ đạo, bước đi trong công tác lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn và luật pháp (đơn cử là Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ 1/7/2008.). Trong thời gian đối phó với đại dịch COVID-19, Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng như Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thứ ba, Việt Nam có những quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm khắc, quyết liệt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đồng thời, để đẩy lùi những khó khăn về mặt kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách, nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân và phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đến đợt dịch thứ 4 kể từ tháng 05/2021, do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam chuyển biến có nhiều ca lây nhiễm cộng đồng không kiểm soát được do đó các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 đều là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành để phù hợp từng địa phương trong những thời điểm khác nhau. Không chỉ có những quyết sách kịp thời, Việt Nam còn thường xuyên cập nhật và tuyên truyền cho người dân qua nhiều kênh thông tin.
Thứ tư, Chính phủ Việt Nam đưa ra những quyết sách tạo sự công bằng. Trong ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có cách tiếp cận công bằng với mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Các chỉ thị của Đảng và Chính phủ đều bảo đảm để mọi người dân đều được tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế.
Thứ năm, trong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm giải trình được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm trong nội bộ được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ. Chẳng hạn, chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục (…) đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch”. Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, giải trình với Chính phủ, Thủ tướng các vấn đề trong quá trình phòng chống dịch bệnh.
Trên đây là thông tin tổng hợp của Luật Trần và Liên Danh về quan điểm lịch sử cụ thể. Hi vọng hữu ích với bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp