Hôm nay, 21/3, là Ngày quốc tế xóa bỏ kỳ thị chủng tộc.Tại Việt Nam, các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động và được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quan điểm của Việt Nam luôn nhất quán về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Đó là: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việt Nam không ủng hộ phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
Ghi nhận trong hệ thống pháp luật
Bạn đang xem: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM – BAN ĐỐI NGOẠI
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, những quy định về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và bảo đảm tính thực thi. Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 khẳng định: tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa; đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.
GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: noichinh.vn
Xem thêm : Năm 2023, cúng ông Công, ông Táo vào ngày, giờ nào, cần chú ý điều gì?
Mới nhất, tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Cùng với Hiến pháp, các quy định về bình đẳng, không phân biệt chủng tộc được Việt Nam cụ thể hóa trong các văn bản luật, các chính sách, mục tiêu quốc gia… và triển khai đồng bộ ở mọi lĩnh vực, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm dân tộc thiểu số phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là những biểu hiện cụ thể của việc đảm bảo quyền con người. GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, khẳng định: “Nguyên tắc, nội dung về quyền con người đã được ghi nhận ngày càng đầy đủ, mang tính hệ thống rõ ràng hơn trong các Văn kiện của Đảng. Đặc biệt, trong pháp luật của Việt Nam, tư tưởng, giá trị về Nhà nước pháp quyền và quyền con người đã được ghi nhận. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam đang cụ thể hóa và hiện thực hóa các giá trị đó. Trong thực tiễn, các cơ quan nhà nước, cơ quan trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và mọi người dân đang tổ chức thực hiện để thụ hưởng được kết quả”.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc vào năm 1981. Cùng năm đó, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng và Công ước quốc tế về ngăn chặn và trừng trị tội phân biệt chủng tộc.
Thành tựu trong thực tế
Xem thêm : Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo là?
Với những chủ trương, chính sách dân tộc nhất quán, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc. Những năm gần đây, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày càng tăng. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội liên tiếp, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng số dân là 14,35%. Đến nay, 51/53 dân tộc thiểu số đã có đại diện tham gia Quốc hội các khóa, chỉ còn 2 dân tộc: Ơ đu (số dân dưới 1.000 người) và Ngái (số dân dưới 2.000 người) chưa có đại diện tham gia Quốc hội. Mục tiêu của Việt Nam là phấn đấu để các dân tộc đều có đại diện trong Quốc hội.
Trong bộ máy chính quyền, nhiều địa phương có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số ở mức cao, như: Cao Bằng 87,9%, Bắc Kạn 77,8%, Lạng Sơn 75,2%, Hà Giang 56%, Sơn La 53%…
Về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư ở những vùng này. Giai đoạn 2003 – 2008, khoảng 250.000 tỷ đồng (10,6 tỷ USD), giai đoạn 2016 – 2020 là 998.000 tỷ đồng (42,5 tỷ USD). Giai đoạn 2021 – 2025, lần đầu tiên, Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số và và miền núi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt, là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao vị thế và đảm bảo quyền phát triển cho đồng bào.
Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng chính sách dân tộc, đặc biệt là bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; quan tâm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển về mọi mặt và thụ hưởng các quyền lợi khác đã được pháp luật ghi nhận. Với quan điểm nhất quán, chính sách đồng bộ và triển khai bài bản trên thực tế, việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam rõ ràng đã được thực thi hiệu quả, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp