Một số dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần lưu ý để chuẩn bị sẵn tinh thần lâm bồn:
3.1 Đi tiểu nhiều
Do vào tuần cuối của thai kỳ, đầu của thai nhi nằm gần sát bàng quang nên mẹ bầu sẽ thường xuyên đi tiểu và có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Bạn đang xem: Ra dịch nhầy màu hồng: Dấu hiệu sớm của chuyển dạ?
3.2 Lưng dưới đau
Do em bé vào những ngày cuối của thai kỳ khá nặng và tụt xuống dưới tạo áp lực và kéo dãn dây chằng ở cổ tử cung, xương chậu khiến cho bà bầu bị đau lưng dưới nhiều.
3.3 Những cơn co thắt tử cung xuất hiện
Khi những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nhập viện để chuẩn bị lâm bồn. Các cơn đau tử cung sẽ xuất hiện với cường độ tăng dần, và thường xuyên hơn.
3.4 Bong nút nhầy
Xem thêm : Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau
Vào cuối thai kỳ, nút nhầy bung ra , nước ối rò rỉ hoặc vỡ ra, điều này chứng tỏ cổ tử cung đã bắt đầu mở và mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để nhập viện, chuẩn bị cho quá trình sinh nở
3.5 Tăng dịch tiết âm đạo
Dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn, có màu như lòng trắng trứng hoặc dịch nhầy màu hồng trước khoảng 1 tuần sinh nở. Thường thì dịch nhầy màu hồng sẽ xuất hiện trước 1 tuần chuyển dạ. Khi thấy xuất hiện hiện tượng này, mẹ bầu cần sẵn sàng chuẩn bị để sinh đẻ.
3.6 Vỡ ối
Em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ sau khi nước ối trào ra. Thường thì chỉ có khoảng 10% các ca sinh nở bị vỡ ối trước khi xuất hiện những cơn đau. Cần phải đưa thai nhi ra ngoài ngay lập tức nếu vỡ nước ối.
Thai phụ khi thấy đau bụng, gò từng cơn và kèm theo huyết, ra nước âm đạo thì cần phải nhập viện ngay.
Xem thêm : Sầu riêng kiêng ăn với gì? 8 món không nên ăn với sầu riêng
Cơn chuyển dạ ở mẹ bầu sẽ được theo dõi bằng biểu đồ để phát hiện ra các yếu tố bất thường còn xử lý một cách kịp thời.
Chuyển dạ là một loạt các hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai khi bước vào những ngày cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai khi chuyển dạ thường có cơn đau bụng từng cơn do tử cung co bóp, cường độ và tần số các cơn đau sẽ tăng dần kèm theo dịch nhầy có máu ở âm đạo, cổ tử cung mở và đầu ối được hình thành.
Khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên đến cơ sở y tế ngay, đặc biệt là những trường hợp đã vỡ ối, nếu không được xử lý sớm sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để cuộc sinh diễn ra tốt đẹp, trong tháng cuối của thai kỳ, bạn nên khám thai thường xuyên hơn để theo dõi nước ối, dự kiến ngày sinh
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn (áp dụng với đẻ thường), điều trị đau sau mổ (áp dụng với đẻ mổ). Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp