Sâm xuyên đá có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp và tiểu đường. Bên cạnh đó, dược liệu còn giúp tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới và ngăn ngừa bệnh ung thư.
- Luật chơi xì dách và cách chơi cho người mới
- Chợ Hồ Thị Kỷ: Top 7 quán ăn ngon ở phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ
- Chia sẻ cách xóa lời mời kết bạn đã gửi trên Facebook dễ dàng, tránh kết bạn không mong muốn
- Năm 2022 sinh con hợp tuổi nào? Sinh con trong năm 2022 có tốt không?
- Top 10 bộ phim bắn tỉa hay, có nội dung đặc sắc và cuốn hút nhất định phải xem
1. Tên gọi, phân nhóm
+ Tên gọi khác: Sâm đá, sâm dây hoặc sâm phá thạch
Bạn đang xem: TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia – Vietfarm
+ Tên khoa học: Đang cập nhật
+ Họ: Đang cập nhật
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả
Có thể nhận biết dược liệu qua các đặc điểm như:
- Cây sâm đá là loại thực vật dạng dây leo, có nét giống cây sắn. Cây mọc thành từng cụm, mỗi cụm khoảng 3 – 6 cây. Dây sâm đá có màu nhạt.
- Lá cây thường không mọc trên dây sát gốc
- Khi cây còn nhỏ, củ thường to nhưng khi trưởng thành, củ thường phát triển dài ra và biến thành rễ. Củ thường có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng
- Quả sâm đá nhỏ, khi sống có màu xanh và chín có màu vàng
+ Phân bố
Ở Việt Nam, cây sâm dây mọc nhiều ở các dãy núi vùng Tây Bắc, nhất là ở dãy Hoàng Liên Sơn. Cây được tìm thấy ở các tỉnh như Lào Cai, Tuyên Quang hoặc Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Nam,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Toàn cây gồm lá, thân và rễ
+ Thu hái: Cây được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời vị thu hoạch chuẩn chủ yếu là mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11.
+ Chế biến: Rễ cây sau khi thu hoạch sẽ đem rửa sạch dùng tươi. Bên cạnh đó cũng có thể đem thái lát mỏng phơi khô.
+ Bảo quản: Cho rễ sâm dây khô vào bọc và cột kín miệng, bảo quản ở nơi khô thoáng.
4. Thành phần hóa học
Cây sâm xuyên đá có hai hoạt chất chính là Phenol Glucoside và Saponin. Theo một số tài liệu, hoạt chất Saponin tìm thấy trong dược liệu này có hàm lượng cao hơn sâm Triều Tiên.
5. Tính vị và Qui kinh
- Tính vị: Tính bình và vị ngọt nhẹ
- Qui kinh: Tâm và Can
6. Tác dụng
Như đã đề cập ở trên, hoạt chất Saponin chứa trong sâm đá có tác dụng giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, hàm lượng Phenol Glucoside được tìm thấy trong dược liệu tự nhiên này có công dụng nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời giúp tăng cường khả năng hoạt động bền bì của cơ thể. Chưa kể đến, chúng còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ngoài ra, lá cây sâm xuyên đá còn được ghi nhận với công dụng trị tê thấp, rối loạn thần kinh hoặc suyễn ho. Hơn nữa, các tài kiệu của Ấn Độ cũng cho biết, dược liệu này giúp hỗ trợ chữa sốt, cảm lạnh, ho, hen suyễn, đau thần kinh hoặc thấp khớp.
Ngoài những tác dụng này, sâm đá còn giúp cải thiện và phòng các bệnh lý sau:
- Giúp tăng cường trí nhớ
- Tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam và nữ
- Giúp bồi bổ và phục hồi chức năng gan
- Làm chậm quá trình lão hóa
- Giúp giảm cảm giác mệt mỏi do stress, căng thẳng
- Chống suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh
- Giúp làm tăng huyết áp ở người bệnh huyết áp thấp
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
7. Liều dùng, cách dùng
Sâm xuyên đá vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh vừa giúp tăng cường sức khỏe. Do đó, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng. Thông thường, sâm đá thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm. Liều dùng ở dạng sắc là 30 gram tươi hoặc 15 gram khô.
8. Cách sử dụng sâm xuyên đá
+ Sâm xuyên đá nấu nước uống
Xem thêm : Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời bằng tiếng Anh
Sử dụng 30 gram sâm đá tươi đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm sắc chung với 1 lít nước. Dùng nước này uống hàng ngày giúp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, nước sắc sâm đá chỉ nên sử dụng trong ngày không nên để qua đêm tránh nước thuốc bị biến đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Sâm xuyên đá ngâm mật ong
Dùng rễ cây sâm đá đem rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và đổ ngập mật ong, đậy nắp và ngâm trong tối. Sau khi ngâm 2 – 3 tháng có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày ngậm 2 lần, mỗi lần ngậm khoảng 1 – 2 miếng.
+ Sâm xuyên đá ngâm rượu
Có thể dùng sâm đá khô hoặc tươi ngâm rượu đều được. Cách ngâm đơn giản dưới đây:
Ngâm sâm xuyên đá tươi:
- Rễ cây sâm đá đem rửa sạch bằng nước
- Sau đó, đem ngâm với nước muối trong vòng 1 tiếng để làm giảm bớt phần nhựa chứa trong dược liệu
- Rửa lại rễ cây sâm xuyên đá lần nữa rồi vớt để ráo
- Tiếp đó, cho rễ cây vào bình thủy tinh và thêm rượu vào theo tỷ lệ 1 kg rễ sâm xuyên đá ngâm với 5 – 6 lít rượu
- Cuối cùng đập kín nắp và ngâm từ 2 – 3 tháng rồi sử dụng
Ngâm sâm xuyên đá khô
- Sâm xuyên đá sau khi rửa sạch sẽ được thái khúc 1.5 cm
- Sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời (thường phơi khoảng 5 – 6 nắng)
- Sau khi rễ sâm khô đem sao với lửa nhỏ khoảng 5 phút
- Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm theo công thức 1 kg rễ sâm xuyên đá khô tương đương với 17 – 18 lít rượu. Thời gian ngâm khoảng 2 tháng là có thể dùng
Rượu sâm xuyên đá tươi thường có màu vàng hơi đỏ, còn đối với dược liệu khô thường có màu vàng sáng như màu cánh gián. Để rượu ngâm sâm xuyên đá giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh, mỗi ngày các bạn chỉ nên uống 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 1 chén nhỏ (15 ml). Tuyệt đối không nên sử dụng quá liều tránh rượu thuốc phản tác dụng, tác động xấu đến sức khỏe.
Sâm xuyên đá giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều có thể làm giảm tác dụng hiệu quả. Do đó, để dược liệu đem lại kết quả trị liệu tốt, các bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về liều lượng cũng như cách sử dụng phù hợp.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Cây hoàng đàn là gì? Công dụng chữa bệnh gì?
- Dưa gang tây – Loài cây ăn quả có tác dụng chữa bệnh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp