Sau phẫu thuật ăn trứng được không?

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Sau phẫu thuật ăn trứng được không?” là thắc mắc phổ biến của người chăm sóc và của bệnh nhân. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare sau đây để tìm lời giải đáp.

1. Người sau phẫu thuật ăn trứng được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người sau phẫu thuật có thể ăn trứng gà. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì không nên ăn trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng vì trứng khiến vết thương khi lành có màu sáng hơn các vùng da xung quanh, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương, người bệnh nên hạn chế ăn lòng trắng trứng hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Cụ thể:

Theo kinh nghiệm dân gian, người sau phẫu thuật nên ăn lòng đỏ trứng gà và cần hạn chế ăn lòng trắng.

  • Giàu Protein: Lòng trắng trứng gà ít các dưỡng chất nhưng chứa hơn 60% Protein của cả quả trứng.. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tuy nhiên những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi khi ăn có thể gây sưng, mưng mủ, đùn da thừa thãi quá dẫn tới lồi sẹo, ngứa ở vết thương.
  • Ăn lòng trắng trứng trong quá trình liền sẹo lên da non có thể làm các mô cơ kém đàn hồi hơn, khiến vết thương khi lành có màu sáng hơn các vùng da xung quanh, gây loang lổ mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, theo thành phần dinh dưỡng, người bệnh có thể ăn trứng sau 3 – 5 ngày sau phẫu thuật vì:

  • Protein giúp bổ sung năng lượng, tái tạo mô và thúc đẩy quá trình lành vết thương cho người sau phẫu thuật.
  • Giàu Vitamin và khoáng chất: 100g trứng gà rất giàu các Vitamin và khoáng chất như Vitamin A (700 mcg), B12 (1.29 mcg), Canxi (55 mg), Sắt (2.7 mg), Kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg),… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ lành vết mổ và hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
  • Dễ ăn, dễ tiêu hoá: Với kết cấu mềm, dễ ăn và giàu dưỡng chất, trứng gà có thể được sử dụng ngay khi người bệnh bắt đầu bổ sung dinh dưỡng đường tiêu hoá.

Vì thế với câu hỏi sau phẫu thuật ăn trứng được không thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phục vụ tốt nhất cho phục hồi sau phẫu thuật.

sau phẫu thuật ăn trứng gà được không
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người sau phẫu thuật chỉ nên ăn lòng đỏ trứng gà

2. Sau bao lâu người sau phẫu thuật ăn được trứng gà?

Sau phẫu thuật ăn trứng gà được không thì tuỳ vào từng loại phẫu thuật và giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh có thể bổ sung trứng vào chế độ ăn sao cho phù hợp. Cụ thể

  • Với mẹ sinh mổ: Các bà mẹ có thể ăn trứng gà sau 1 – 2 ngày sinh mổ và nên ăn lòng đỏ trứng theo như khuyến cáo.
  • Với người phẫu thuật thẩm mỹ: Với tiểu phẫu đơn giản như cắt mí, nâng mũi, tuỳ thuộc cơ địa lành hay dễ bị sẹo, người sau phẫu thuật nên kiêng trứng gà khoảng 2 – 6 tuần. Với các phẫu thuật lớn hơn như nâng ngực, can thiệp xương hàm mặt, nên kiêng trứng gà ít nhất 1 – 2 tháng.
  • Với người bệnh phẫu thuật khác: Sau mổ khoảng 3 – 5 ngày, người bệnh có thể bắt đầu ăn trứng gà nhưng chỉ nên ăn dạng cháo hoặc luộc, nên ăn lòng đỏ trứng để tránh sẹo lồi. Khi vết mổ liền, người bệnh đã dần hồi phục và được cho về nhà thì có thể chế biến nhiều món trứng đa dạng hơn như trứng bác, trứng hấp, trứng cuộn rau củ, canh trứng,…
sau phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng ăn trứng gà
Người phẫu thuật nên kiêng trứng gà từ 2 tuần – 2 tháng tùy theo từng loại phẫu thuật

Có thể bạn quan tâm:

  • Sau phẫu thuật ăn rau gì? Top 8 loại rau không thể bỏ qua
  • Sau phẫu thuật không nên ăn gì?

3. Ngoài trứng gà, người sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu sau phẫu thuật ăn trứng gà được không, người bệnh cũng cần tránh các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu: bao gồm các loại thịt đỏ, thịt khô, trái cây khô, bánh kẹo, phô mai, xúc xích, thịt xông khói,…
  • Đồ ăn cay nóng hoặc đã được lên men: Các loại gia vị, thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… có thể khiến vết thương mưng mủ, gây kích thích dạ dày, đầy hơi, chướng bụng ở người bệnh. Bên cạnh đó, đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi, tôm thịt chua,… cũng nên tránh do ảnh hưởng xấu đến tiêu hoá, thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hoà tan như măng, khoai lang, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng: hải sản, nhộng tằm và các loại hạt
  • Đồ ăn chiên rán, nhiều chất béo: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như đồ chiên rán, mỡ, nội tạng động vật, da gà,… gây khó tiêu, không tốt cho tiêu hoá và tăng gánh nặng lên hệ tim mạch.
  • Đồ ăn có nguy cơ để lại sẹo: Một số loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, thịt gà, lòng trắng trứng,… người bệnh cũng cần kiêng do có thể gây sẹo lồi, sẹo thâm, đổi màu da chỗ vết thương gây mất thẩm mỹ. Thịt vịt và hột vịt lộn cũng là một trong số những món ăn nằm trong số đó. Vậy sau phẫu thuật có ăn thịt vịt được không? Sau phẫu thuật có ăn hột vịt lộn được không?
sau phẫu thuật cần kiêng ăn thịt bò, thịt gà
Sau phẫu thuật cần tránh các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Sau phẫu thuật ăn trứng được không?”. Từ đó, bạn có thể xây dựng được một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý để giúp người bệnh sau phẫu thuật nhanh hồi phục nhanh hơn.

Nếu bạn có vấn đề cần được tư vấn về chủ đề trên hay về các sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, bạn có thể gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

Nutricaregold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.