1. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?
Ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các loại dưỡng chất như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ, vitamin, một số thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm,… người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm dưới đây:
- Ăn trứng vịt lộn với tỏi có sao không? Ăn trứng với tỏi có tác hại gì?
- Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Nên uống như thế nào?
- Bàn về trả hồ sơ điều tra bổ sung, về giới hạn xét xử
- 8 Thực đơn bữa sáng giảm cân dễ làm, dinh dưỡng và hiệu quả
- Di chúc hợp pháp là gì? Các điều kiện để di chúc hợp pháp?
Không nên ăn những loại thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu
Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh rất yếu, mệt mỏi và thường chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì thế, những loại thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu sẽ khiến họ càng không muốn ăn, ăn rất khó khăn khi nhai nuốt, thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây kích thích vết thương. Thay vì thế, những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp,… Đây là những thực phẩm vừa dễ ăn lại vừa có lợi cho hệ tiêu hóa.
Bạn đang xem: Tin tức
Nên tránh những thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo
Không nên ăn thực phẩm dễ để lại sẹo
Theo quan niệm dân gian, nếu muốn giảm nguy cơ vết thương để lại sẹo, đặc biệt là sẹo lồi thì bạn nên kiêng rau muống. Loại rau này có thể làm đầy vết thương và tăng kích thích lên da non nhanh hơn, từ đó gây ra tình trạng sẹo lồi. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn thịt gà sau khi vừa phẫu thuật để tránh vết thương để lại sẹo.
Ngoài rau muống và thịt gà, bạn cũng nên kiêng trứng và thịt bò. Cụ thể, nếu ăn trứng thì vết thương khi lành sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, một số trường hợp còn loang lổ giống như bị lang ben, gây mất thẩm mỹ. Còn những bệnh nhân ăn nhiều thịt bò sau khi vừa trải qua phẫu thuật sẽ khiết vết thương đậm màu hơn và dễ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm khi lành trở lại.
Không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
Thực phẩm có thể gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành
Người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật cần kiêng những thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng. Cụ thể, người bệnh nên kiêng hải sản và đồ nếp. Theo quan điểm dân gian, những món ăn được chế biến từ gạo nếp thường có tính nóng và có nguy cơ khiến cho vết thương sưng hơn bình thường, mưng mủ. Còn hải sản chẳng hạn như tôm, cá biển,… người bệnh cũng nên kiêng vì nó có thể tăng nguy cơ bị ngứa và khó chịu ở vết thương. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng dễ khiến cho da bị viêm nhiễm, vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo.
Xem thêm : Rượu xoa bóp mật gấu: Công dụng, cách ngâm và lưu ý sử dụng an toàn – hiệu quả
Bên cạnh hải sản và đồ nếp, bạn cũng không nên ăn một số thực phẩm như nhộng tằm, các loại hạt,… hay những thực phẩm mà bạn chưa ăn bao giờ để giảm nguy cơ gây dị ứng, khiến vết thương bị ngứa ngáy.
Không nên ăn thực phẩm lên men
Thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men
Một số thực phẩm mà bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng có thể kể đến là các loại gia vị hay các thực phẩm có tính chua cay, nóng,… vì nó có thể khiến tích độc tố và khiến vết thương dễ bị mưng mủ.
Một số thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay những loại đồ uống có gas,… cũng cần phải hạn chế để tránh những vấn đề về đường tiêu hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Một số thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ,… thường gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ cũng sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn.
Thực phẩm có nhiều chất xơ
Mặc dù đây là nhóm thực phẩm rất tốt, đặc biệt là có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, nhưng khi vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều chất xơ. Chẳng hạn như khoai lang, bánh mì, rau cần hay đậu phộng,… có thể khiến bệnh nhân bị khó tiêu và dễ gây táo bón.
Không nên ăn thực phẩm sống
Thực phẩm sống
Xem thêm : Thuốc 7 màu Silkron: Công dụng, cách dùng và lưu ý
Bệnh nhân sau phẫu thuật thường có sức đề kháng yếu vì thế họ nên ăn những thực phẩm được chế biến cẩn thận, thực phẩm đã được nấu chín. Đồng thời không nên ăn thực phẩm sống, hay đồ ăn tái như rau sống, gỏi cá, sushi, nộm,… vì nó có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
2. Những điều cần lưu ý
2.1. Người bệnh cần kiêng trong thời gian bao lâu?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người nhưng không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể. Thời gian kiêng của mỗi người là khác nhau vì phụ thuộc vào bệnh lý từng người, tình trạng sau mổ của mỗi bệnh nhân khác nhau, cơ địa, tiền sử,…
Bạn cần lưu ý rằng, dù là phẫu thuật nhỏ hay phẫu thuật lớn, bệnh nhân cũng cần phải vệ sinh, chăm sóc vết mổ thật tốt đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý mới có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Thông thường, sau phẫu thuật, vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn: Trước hết là khô, liền miệng, sau đó là lành vết thương và cuối cùng là hồi phục hoàn toàn. Thời gian cho 3 giai đoạn này có thể kéo dài 2 tuần đến 1 tháng, tùy thuộc cơ địa, chăm sóc vết mổ và chế độ ăn của mỗi người.
2.2. Một số lưu ý
Ngoài những thực phẩm nên kiêng đã nhắc đến ở phía trên, bệnh nhân sau phẫu thuật cũng nên chú ý những điều sau:
Nên có chế độ ăn ít muối, ít chất béo.
Nên ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm và các thực phẩm dễ tiêu hóa.
Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, cần gọi ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe và tránh để lại sẹo. Mọi thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp