Sau mổ ăn gì để nhanh hồi phục?

Video sau phẫu thuật không nên ăn gì

Các giai đoạn chuyển hoá trong cơ thể sau quá trình phẫu thuật:

  • Giai đoạn đầu từ 1 đến 2 ngày sau mổ do vẫn còn chịu ảnh hưởng của thuốc mê nên nhiệt độ cơ thể tăng cao và quá trình chuyển hoá cần nhiều nitơ và kali. Bởi vì khi kali và nitơ ở giai đoạn này không được cân bằng có thể dẫn đến liệt ruột, và người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị trướng bụng đầy hơi.

Người mổ nên ăn gì? Ở giai đoạn này chủ yếu bù nước điện giải, glucid và năng lượng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Người bệnh sẽ được truyền đường và điện giải. Đặc biệt không nên cho người bệnh uống nhiều nước nếu có dấu hiệu chướng bụng nặng. Nếu người bệnh phẫu thuật ngoài hệ tiêu hóa có thể cho uống nước đường, nước trái cây cách nhau 1 giờ 50ml.

  • Giai đoạn giữa từ 3 đến 5 ngày sau mổ, thông thường ở giai đoạn này nhu động ruột của người bệnh đã hoạt động bình thường trở lại. Và người bệnh có thể thực hiện quá trình trung tiện. Đồng thời người bệnh cũng cảm thấy tỉnh táo hơn và có cảm giác đói tuy nhiên người bệnh vẫn chưa muốn ăn.

Sau mổ nên ăn gì? Ở giai đoạn này cần cho ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Người bệnh cần được tăng dần năng lượng và protein trong khẩu phần. Bắt đầu có thể thực hiện hàm lượng năng lượng 500kcal và 30 gam protein, sau đó cứ 1 đến 2 ngày tăng dần từ 250 đến 500 kcal sao cho đến khi đạt được 2000 kcal/ngày. Người bệnh nên được sử dụng sữa pha với nước cháo và loại sữa tốt nên là sữa bột tách bơ hoặc sữa đậu nành. Thực hiện bữa ăn cho người bệnh từ 4 đến 6 bữa. Có thể sử dụng nước thịt ép cho người bệnh nếu người bệnh không sử dụng được sữa. Người bệnh vẫn nên ăn các loại thức ăn mềm giàu vi chất dinh dưỡng đặc biệt nên hạn chế chất xơ.

  • Giai đoạn phục hồi từ sau 6 ngày sau mổ, người bệnh có thể thực hiện quá trình tiểu tiện và đại tiện bình thường. Hơn nữa, ở giai đoạn này hàm lượng kali trong máu dần dần trở lại bình thường đồng thời vết mổ cũng đã khô và liền lại. Người bệnh có cảm giác đói nhiều hơn, và người nhà chăm sóc người bệnh có thể cho người bệnh ăn tăng lượng để giúp phục hồi cơ thể một cách nhanh chóng.

Ở giai đoạn này khi vết mổ đã liền, người bệnh cần được cung cấp đủ năng lượng và protein để nhanh chóng tăng cân và vết thương mau lành hơn. Có thể cho người bệnh sử dụng từ 5 đến 6 bữa trong một ngày. Nên thực hiện nuôi dưỡng cho người bệnh bằng đường tiêu hoá sinh lý sớm và đảm bảo an toàn để giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động bình thường trở lại.