Từ khoảng 6 tuần sau sinh, người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vòng tránh thai là giải pháp được rất nhiều chị em sử dụng bởi tính tiện dụng, an toàn, hiệu quả phòng tránh cao. Hơn nữa, thủ thuật đặt vòng lại rất đơn giản, không tốn kém. Vậy với các trường hợp đẻ mổ có đặt vòng được không? Thời điểm nào có thể đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?
1. Tránh thai bằng biện pháp đặt vòng là gì?
Tránh thai bằng biện pháp đặt vòng là việc sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để đặt tại tử cung. Phương pháp này phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn, có hiệu quả được đánh giá cao, không tốn kém nên được rất nhiều chị em lựa chọn. Thông thường, người phụ nữ có thể đặt vòng tránh thai sau khi đã hết hành kinh và dừng hoặc chưa phát sinh quan hệ tình dục trong một thời gian.
Bạn đang xem: Giải đáp đẻ mổ có đặt vòng được không và những điều cần ghi nhớ
Vòng tránh thai có thể ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn tới 97%, duy trì trong suốt 5 tới 10 năm. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh có thể đặt vòng tránh thai mà không lo tác động tới quá trình điều tiết sữa khi cho con bú. Việc đặt vòng tránh thai sau khi sinh sẽ giúp chị em không còn phải lo lắng về việc mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, sau khi cơ thể, thể trạng đã bình phục, ổn định và có thể quan hệ trở lại, biện pháp đặt vòng cũng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn hay cuộc “yêu”.
Nếu như bạn muốn mang thai, có thể tháo vòng tránh thai ở thời điểm phù hợp và mang thai bình thường. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý thực hiện việc đặt vòng tránh thai theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh một số tác dụng phụ như rối loạn nội tiết, đau tức ngực, đau đầu, vòng kinh bất thường, đau bụng kinh,…
Đối với một số trường hợp, chị em lưu ý không sử dụng vòng tránh thai, bao gồm: Có dị tật tại tử cung, có bệnh lây qua đường tình dục, nghi ngờ khả năng mang thai hoặc sau khi thực hiện nạo hút thai.
Quy trình đặt vòng tránh thai được gói gọn trong các bước sau:
– Thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe sau sinh để xác định bạn đã có thể đặt vòng tránh thai được hay chưa.
– Bác sĩ thực hiện xác định vị trí tại tử cung, nơi có thể đặt vòng và dự đoán kích thước tử cung để sử dụng loại vòng tránh thai phù hợp.
– Mỏ vịt được bác sĩ sử dụng để mở âm đạo. Sát khuẩn, vệ sinh vùng âm đạo và cổ tử cung để tránh nhiễm trùng các cơ quan sinh dục.
– Đo chiều dài, hướng của ống cổ tử cung, buồng tử cung. Việc này sẽ giúp cho tử cung không bị thủng khi đưa vòng tránh thai vào. Độ sâu của tử cung cần phải đạt từ 6 tới 9cm mới có thể thực hiện đặt vòng tránh thai.
– Vòng tránh thai được bác sĩ đưa vào vị trí đã dự liệu bằng pít – tông. Tới tử cung, vòng mở ra thành hình chữ T.
Xem thêm : Giấy khai sinh bị rách có làm lại được không theo quy định
– Sau khi đặt vòng, chị em cần theo dõi xem có biểu hiện bất thường nào không để được bác sĩ điều chỉnh kịp thời.
Với những bước thực hiện này, liệu đẻ mổ có đặt vòng được không?
2. Có thể thực hiện đặt vòng sau đẻ mổ không? Cần lưu ý những gì?
Khi đã nằm trong tử cung, vòng tránh thai sẽ gây ra phản ứng ở niêm mạc tử cung và làm thay đổi sinh hóa tại nội mạc tế bào. Từ đó, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau, quá trình thụ tinh không diễn ra.
Vòng tránh thai có hai loại: Có đồng và chứa progesterone. Vòng tránh thai có đồng sẽ làm chậm sự di chuyển và tiêu diệt tinh trùng, không cho phép xâm nhập. Đối với loại có chứa progesterone, nồng độ progesterone tăng khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng, từ đó trứng không thể được thụ tinh, làm tổ tại niêm mạc tử cung.
2.1. Đẻ mổ có đặt vòng được không?
Việc đặt vòng tránh thai có thể ngăn chặn khả năng mang thai ngoài ý muốn, làm giảm kích thước và ức chế u xơ tử cung phát triển, phòng ngừa viêm vùng chậu. Bên cạnh những ưu điểm, việc đặt vòng tránh thai vẫn còn khiến chị em băn khoăn với một số vấn đề như:
– Có trường hợp sẽ gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung khi đặt vòng nhưng vẫn mang thai.
– Để vòng tránh thai trong tử cung quá lâu, vượt quá chỉ định của bác sĩ có thể khiến tử cung bị đâm rách, tổn thương.
– Một số trường hợp xuất huyết âm đạo bất thường, có thể đau khi quan hệ tình dục.
Đối với những trường hợp sinh mổ, cơ thể còn yếu, chưa phục hồi, tử cung chưa bình phục, việc đặt vòng tránh thai sớm là không nên. Khác với phụ nữ đẻ thường, sau thời gian 3 tháng nghỉ dưỡng là có thể đặt vòng được, thì phụ nữ đẻ mổ phải đợi ít nhất là 6 tháng sau sinh để thực hiện biện pháp ngừa thai này.
Với những phụ nữ sau sinh, có kinh trở lại, bạn cần đợi sau khi hành kinh mới sử dụng vòng tránh thai. Một số trường hợp sau sinh mổ, tử cung vẫn chưa phục hồi, ra máu nhiều, bạn chỉ có thể đặt vòng sau nửa năm tính từ ngày sinh nở.
Việc đặt vòng tránh thai cũng được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn. Nếu đặt vòng không phù hợp, không đúng vị trí, khả năng mang thai ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm tới thời gian đặt vòng sau sinh mổ, chị em cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khác để hiệu quả của việc đặt vòng được tốt nhất.
2.2. Cần lưu ý những vấn đề gì khi thắc mắc đẻ mổ có đặt vòng được không?
Xem thêm : 15 đề thi thử vào 10 môn Tiếng Anh có đáp án năm 2023
Đẻ mổ vẫn mang lại nhiều yếu tố hạn chế như khiến sản phụ mất máu nhiều hơn, thời gian phục hồi lâu hơn, dễ bị nhiễm trùng, thuyên tắc tĩnh mạch và các vấn đề hậu sản. Bởi vậy, việc đặt vòng tránh thai cần phải cân nhắc hết sức cẩn thận.
Bên cạnh việc lưu ý về thời gian thực hiện đặt vòng, các mẹ bỉm đã đẻ mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tiến hành thăm khám, kiểm tra toàn bộ thể trạng, quá trình phục hồi của cơ thể, nhất là tử cung sau khi sinh.
– Gặp bác sĩ để trao đổi rõ hơn về nhu cầu, nhận hỗ trợ chỉ định loại vòng tránh thai phù hợp.
– Nếu chưa thể đặt vòng, chị em có thể sử dụng một số biện pháp ngừa thai khác như sử dụng thuốc tránh thai, bao cao su hoặc tiết chế quan hệ để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.
– Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng kín, tránh để vết thương bị nhiễm trùng.
– Hạn chế tối đa làm các việc nặng, tốn sức, tránh thụt rửa vùng kín quá nhiều, không được quan hệ ít nhất trong khoảng 7 đến 10 ngày sau đặt vòng.
– Trong quá trình đặt vòng, cần chú ý theo dõi. Nếu phát hiện một số biểu hiện bất thường hoặc cảm thấy đau, tức, khó chịu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn,… chị em cần tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được hỗ trợ kịp thời.
Với những thông tin trên, chị em cần thực sự cân nhắc, không chủ quan trong việc đặt vòng tránh thai sau đẻ mổ. Cần hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn cơ sở chuyên khoa thực hiện đặt vòng bởi khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra, đó sẽ là nơi tư vấn, hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề một cách an toàn, hiệu quả. Khoảng sau một tuần, vết rạch đường sinh môn sẽ phục hồi tốt và chị em có thể thoải mái di chuyển hơn.
Hiện tại, Thu Cúc TCI là hệ thống y tế hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe cho sản phụ trước, trong và cả sau quá trình sinh nở. Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ Sản khoa hàng đầu, chị em sẽ được tư vấn, hướng dẫn phương pháp sinh nở phù hợp ngay từ những buổi khám thai, đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và bé định kỳ. Bên cạnh đó, việc đặt vọng sau sinh cũng sẽ được tư vấn khi chị em thực hiện các buổi khám, kiểm tra sức khỏe sau sinh tại Thu Cúc TCI. Do vậy, các mẹ sẽ không cần phải lo lắng tới vấn đề đẻ mổ có đặt vòng được không và làm sao để tránh mang thai ngoài ý muốn khi không đặt vòng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp