Sau khi sinh xong, ngoài việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe, các bà mẹ cũng quan tâm nhiều đến các vấn đề chăm sóc da, tóc. Nhưng nhiều chị em vẫn chưa biết sinh xong bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội. Bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất giúp chị em chăm sóc da đầu và tóc sau sinh tốt hơn.
Phụ nữ có được gội đầu sau sinh không?
Theo quan điểm truyền thống, người phụ nữ nên kiêng việc tắm gội từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông bà xưa cho rằng, việc tắm gội ngay sau khi sinh có thể gây ra các vấn đề như trở trời rét lạnh, nổi gân tay chân, cơ thể ốm yếu và đau nhức xương khớp.
Bạn đang xem: Sinh xong bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội? Hướng dẫn & lưu ý
Tuy nhiên, quan điểm này không đúng. Sau khi sinh nở, cơ thể phụ nữ tiết nhiều mồ hôi và việc giữ ẩm có thể dẫn đến các vấn đề da như nấm, ngứa ngáy. Việc kiêng tắm gội quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chăm sóc cho em bé mới sinh. Do đó, khi cơ thể đã hồi phục, việc tắm gội nhẹ nhàng là hoàn toàn an toàn và quan trọng để duy trì sức khỏe, sự thoải mái.
Sau sinh bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội?
Sau khi sinh, tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ mà thời gian gội đầu sau sunh có thể khác nhau:
Sinh thường
Sinh thường là hình thức thai nhi được đưa ra ngoài qua ống sinh sản trong trường hợp người mẹ có sức khỏe tốt, thai không quá to và khỏe mạnh. Ưu điểm của sinh thường là người mẹ có khả năng phục hồi nhanh, giảm mất máu sau sinh, hạn chế ứ sản dịch.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ có thể gội đầu sau 3-4 ngày sinh. Sử dụng nước ấm và vòi sen ở tư thế đứng để tránh ảnh hưởng đến vết thương sinh môn. Chọn nơi kín gió và đảm bảo sấy tóc khô sau khi tắm gội để duy trì sức khỏe.
Sinh mổ
Sinh mổ là hình thức đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ trong trường hợp có vấn đề về nhau thai, mẹ mắc bệnh nhiễm trùng,… Sinh mổ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời, người mẹ không phải chịu những cơn đau đẻ. Song, tử cung của người mẹ có thể bị thương, mất nhiều máu và phục hồi sức khỏe lâu hơn.
Đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian gội đầu sau sinh sẽ kéo dài hơn do vết mổ cần thời gian để lành trước khi tiếp xúc với nước. Thời điểm lý tưởng là từ 5-7 ngày sau khi vết mổ đã khô và tình trạng sức khỏe ổn định. Sử dụng nước ấm và vòi hoa sen, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vết mổ. Sau khi tắm, thấm khô vết mổ bằng gạc sạch để ngăn nước đọng lại và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sau sinh nên gội đầu bằng gì?
Để đảm bảo an toàn cho da đầu, các bà mẹ nên ưu tiên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên hoặc các sản phẩm dưỡng tóc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bởi chúng đều chứa những thành phần dưỡng tóc hiệu quả, không gây kích ứng và tổn thương da đầu.
Gội đầu bằng rượu sau sinh
Rượu không chỉ làm tăng chất oxi hóa, giúp chăm sóc chân tóc mạnh mẽ mà còn ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh chóng. Đặc biệt, sau sinh, khi nội tiết tố thay đổi, rượu trắng gội đầu không chỉ giúp da đầu khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tóc phát triển, mang lại tự tin cho phụ nữ.
Cách thực hiện:
- Gội đầu bằng nước sạch, sau đó thoa rượu lên tóc
- Massage nhẹ nhàng và quấn khăn ủ trong 30 phút.
- Gội lại đầu bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rượu với dầu ô liu, hành tây, chanh… để nuôi dưỡng tóc:
- Gội đầu bằng rượu trắng và hành tây: Ép nước cốt hành tây và hòa tan với rượu trắng, sau đó áp dụng lên tóc và massage nhẹ nhàng. Làm ướt tóc, thoa hỗn hợp, và rửa sạch sau khi massage.
- Gội đầu bằng chanh và rượu trắng: Hòa rượu và nước cốt chanh, chấm lên da đầu, ủ trong 45 phút, sau đó gội sạch bằng nước.
- Gội đầu với rượu gừng: Ngâm gừng tươi trong rượu ít nhất 5 ngày, sau đó lọc nước. Hấp thụ nước qua đầu và massage, sau đó rửa sạch với nước sạch.
Những cách này không chỉ giúp tóc mềm mại mà còn là biện pháp tự nhiên hữu ích trong việc chăm sóc và tái tạo mái tóc.
Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách gội đầu bằng nước muối chăm sóc tóc tại nhà
Mẹo gội đầu bằng bồ kết giúp giảm gãy rụng tóc
Xem thêm : 3 Địa chỉ bán nguyên liệu nấu chè khúc bạch ở TPHCM uy tín chất lượng
Bồ kết có tác dụng gì cho tóc? Từ lâu, bồ kết trái được chị và các mẹ sử dụng hàng ngày để chăm sóc tóc tại nhà. Saponin có trong bồ kết có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tóc như nấm, viêm da đầu, chấy,…
Quả bồ kết còn sữa hàm lượng protein, carbohydrate, lipid, canxi, protein cao và vì thế, khi những dưỡng chất này được thấm sâu và da đầu, trứng sẽ nuôi dưỡng tóc chắc khỏe hơn, trị rụng tóc hữu hiệu. Ngoài ra, flavonoid và saponaretin trong bồ kết có khả năng loại bỏ bã nhờn, phục hồi các tổn thương, tạo độ đàn hồi cho tóc giúp tóc luôn bồng bềnh và óng ả.
Nếu như chị em muốn sử dụng bồ kết để chăm sóc mái tóc hiệu quả thì có thể tham khảo cách nấu nước bồ kết dưới đây nhé.
- Cách 1: cho bồ kết vào nồi nước sôi đến khi nước chuyển sang màu vàng nâu đậm và sủi bọt thì tắt bếp.
- Cách 2: bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác có công dụng nuôi dưỡng tóc hiệu quả như bưởi vỏ cam, hương nhu, sả,… Tuy nhiên, bạn cần đun thêm 5 phút nữa để đảm bảo các nguyên liệu có thời gian để tiết các tinh dầu.
Cuối cùng, sử dụng nước bồ kết để thoa lên tóc và massage nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút rồi xả sạch bằng nước.
Hoặc bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lựa chọn dầu gội được chiết xuất từ bồ kết như: dầu gội Thái Dương 3, dầu gội Thái Dương 7, dầu gội Thái Dương 7 plus.
Hướng dẫn cách gội đầu sau khi sinh bằng sả
Sả không chỉ là một nguyên liệu thú vị trong ẩm thực mà còn là “bí mật” để chăm sóc tóc hiệu quả. Chứa nhiều chất chống oxy hóa, sả giúp bảo vệ da đầu khỏi tác động của các tác nhân gây hại, đồng thời giảm xơ tóc. Các khoáng chất như kali, kẽm, sắt, đồng, magie trong sả nuôi dưỡng tóc, ngăn gãy rụng.
Gội đầu bằng sả:
- Chuẩn bị một nắm lá sả tươi, rửa sạch và đập dập.
- Cho vào nồi nước đun sôi, chừng 15 phút.
- Sau khi nước nguội, dùng nước sả này để gội đầu.
- Massage da đầu trong 15 phút và rửa sạch bằng nước.
Kết hợp sả và vỏ bưởi trị gàu:
- Đun sôi nước, thêm 3 củ sả và lá bưởi hoặc vỏ bưởi.
- Pha hỗn hợp nước với nước mát.
- Gội đầu với hỗn hợp này và xả sạch.
Khắc phục tóc rụng bằng sả và gừng:
- Chuẩn bị ba củ gừng và một nắm sả, đập dập.
- Đun sôi nước, thêm gừng và sả.
- Thoa hỗn hợp lên đầu, massage nhẹ.
- Gội đầu sạch bằng nước.
Những phương pháp này không chỉ đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe và nhan sắc của tóc.
Dùng tinh dầu bưởi gội đầu cho phụ nữ sau sinh
Tinh dầu bưởi dưỡng tóc chứa nhiều pectin, naringin, amilaza,… có công dụng kháng khuẩn và kích thích tóc mọc hiệu quả. Vitamin A và D có trong tinh dầu bưởi cung cấp độ ẩm và cải thiện tình trạng tóc khô và xơ rối, đem lại mái tóc mềm mượt và bồng bềnh. Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi có khả năng giúp giảm tóc gãy rụng, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong và tăng độ đàn hồi cũng như kéo dài tuổi thọ cho tóc.
Các bà mẹ sau sinh có thể thực hiện sử dụng tinh dầu bưởi trực tiếp như sau:
- Tách tóc thành bó nhỏ rồi nhỏ trực tiếp 2-3 giọt tinh dầu bưởi lên tóc vào ban đêm trước khi ngủ. Khoảng thời gian ban đêm, lúc cơ thể nghỉ ngơi sẽ giúp các dưỡng chất có khả năng thẩm thấu tốt hơn.
- Dùng ngón tay xoa đều để tinh dầu lan rộng xung quanh và thấm đều.
Mỗi tuần nên sử dụng ba, bốn lần để giúp kích thích mọc tóc, giúp tóc nhanh dài và óng ả hơn.
- Kết hợp dầu bưởi với tinh dầu bạc hà: Dùng 5 giọt tinh dầu bưởi và 4 giọt tinh dầu bạc hà nhỏ vào bát tô, dùng đũa để khuấy đều. Sau khi làm ướt tóc thì sử dụng hỗn hợp lên tóc và thoa đều. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút và xả sạch tóc lại bằng nước ấm.
- Kết hợp tinh dầu bưởi với dầu dừa và dầu oliu: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 10 ml dầu dừa, 5ml dầu oliu, 5 giọt tinh dầu bưởi. Đem tất cả các nguyên liệu hòa tan với nhau và thoa lên da đầu từ chân đến ngọn. Massage trong vòng 10 phút rồi ngủ thêm 30 phút nữa. Cuối cùng mới xả sạch lại bằng nước lạnh. Chăm chỉ áp dụng 2-3 lần/tuần sẽ thấy tóc mềm mại, cải thiện tình trạng tóc khô, xơ, gãy rụng và chẻ ngọn hiệu quả.
Gội đầu sau sinh bằng lá ổi
Lá ổi không chỉ được ứng dụng trong Đông y để chữa trị nhiều bệnh, mà còn là nguồn tinh chất tuyệt vời cho việc chăm sóc tóc. Chiết xuất lycopene trong lá ổi giúp bảo vệ tóc khỏi tác động của môi trường, ngăn chặn khô xơ và gãy rụng tóc. Vitamin C trong lá ổi tăng cường collagen, làm tóc thêm ẩm, mềm mại và óng ả. Ngoài ra, lycopene và vitamin B2 trong lá ổi hỗ trợ tế bào tốt, giúp phục hồi tóc hư tổn. Gội đầu bằng lá ổi còn có tác dụng chống oxi hóa và giảm viêm da đầu.
Cách thực hiện:
- Rửa lá ổi với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đun sôi trong nước sạch trong 10 phút.
- Gội đầu bằng dầu gội thông thường và xả sạch.
- Khi nước lá ổi nguội, gội lần nữa lên tóc, massage và ủ tóc trong 20 – 30 phút.
- Xả tóc bằng nước thường và làm khô bằng khăn hoặc máy sấy.
Gội đầu sau sinh bằng lá khế
Xem thêm : Công dân bình đẳng trước pháp luật là thể hiện ở những yếu tố nào?
Gội đầu sau sinh bằng lá khế là một cách hiệu quả để cung cấp dưỡng chất cho tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh và ngăn chặn tình trạng hư tổn. Lá khế chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, canxi, vitamin C, và vitamin A. Những chất này không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng chẻ ngọn, hư tổn, rụng tóc mà còn mang lại sự mềm mại và độ ẩm cho tóc, ngăn chặn khô xơ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa lá khế với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Cho lá khế vào nồi với 1 lít nước, đun sôi và để nguội.
- Xả ướt tóc bằng nước ấm, gội đầu với nước lá khế và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.
- Sử dụng khăn ủ tóc khoảng 15 phút, sau đó xả sạch tóc với nước sạch và làm khô tóc.
Gội đầu sau sinh bằng lá tía tô
Gội đầu sau sinh bằng lá tía tô là một phương pháp an toàn và hiệu quả để nuôi dưỡng tóc sau thời kỳ mang thai. Trong lá tía tô, bạn sẽ tìm thấy nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng giúp tóc phục hồi và phát triển khỏe mạnh. Tinh dầu tự nhiên có trong lá tía tô giúp khử trùng da đầu và giảm kích ứng. Vitamin E và chất chống oxy hóa giúp cân bằng độ pH, duy trì độ ẩm, và ngăn chặn quá trình lão hóa, mang lại độ thông thoáng cho da đầu và sức khỏe cho tóc.
Cách thực hiện:
- Rửa lá tía tô với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước sạch và nấu sôi trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội.
- Làm ướt tóc bằng nước ấm, sau đó gội đầu với nước lá tía tô, massage nhẹ nhàng và ủ tóc trong 10 phút.
- Gội sạch đầu bằng nước ấm một lần nữa là hoàn tất.
Gội đầu sau sinh bằng lá trầu không
Gội đầu bằng lá trầu không không chỉ là một phương thuốc từ y học cổ truyền mà còn là giải pháp hiệu quả cho mẹ bỉm. Lá trầu không chứa nhiều chất như kẽm, sắt, biotin, alkaloid, eugenol, canxi, chavicol, annin, axit amin, carvacrol, giúp tiêu diệt nấm và virus gây hại cho da đầu, ngăn chặn tình trạng nấm da đầu và kích thích tóc mọc nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Rửa lá trầu không với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước sạch và giã nát lá trầu không, vắt lấy nước cốt.
- Gội đầu sạch với dầu gội thông thường, sau đó thoa nước lá trầu không lên vùng da đầu bị nấm và để khô.
- Đây là cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả để giúp mẹ bỉm chăm sóc da đầu và tóc sau quá trình sinh nở.
Gội đầu sau sinh bằng lá trà xanh
Lá trà xanh không chỉ là nguồn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe mà còn là phương pháp tự nhiên giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc hiệu quả. Chứa nhiều hợp chất có lợi cho tóc như alkaloid, polyphenol, và vitamin, lá trà xanh hỗ trợ da đầu kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa rụng tóc, giảm tình trạng nang tóc bít tắc, đồng thời kích thích mọc tóc nhanh chóng, tạo nên mái tóc mạnh mẽ và chắc khỏe.
Cách thực hiện:
- Rửa lá trà xanh với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
- Pha lá trà xanh với 1,5 lít nước ấm, sau đó để nguội.
- Sau khi gội đầu xong, sử dụng nước trà xanh đã pha để gội đầu lại một lần nữa, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da đầu.
Gội đầu sau sinh bằng lá dâu tằm
Gội đầu sau sinh bằng lá dâu tằm không chỉ giúp chăm sóc tóc mẹ bỉm mà còn có tác dụng chống rụng tóc và kích thích mọc tóc mạnh mẽ. Lá dâu tằm chứa đầy đủ chất xơ, sắt, protein, canxi, và nhiều loại vitamin như A, C, E, K, carotene, folate, thiamin, niacin, giúp trẻ hóa nang tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Rửa lá dâu tằm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước sạch và đặt vào máy xay, xay nhuyễn với 1 lít nước.
- Lọc hỗn hợp lá dâu tằm vừa xay qua rây để lấy nước.
- Dùng nước cốt lá dâu tằm để gội đầu như bình thường, massage nhẹ nhàng lên da đầu, sau đó gội sạch lại với nước mát.
Sau sinh gội đầu bằng dầu gội có được không?
Sau sinh, các bà mẹ hoàn toàn có thể gội đầu bằng dầu gội. Nhưng phải lưu ý không để dầu gội rơi vào vết mổ và nên lựa chọn những sản phẩm dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên. Hoặc chị em cũng có thể lựa chọn dầu gội khô để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe hơn.
Cách sử dụng dầu gội dành cho phụ nữ sau sinh
Cách sử dụng dầu gội đầu như sau:
- Dùng lược để chảy cấp qua và loại bỏ những sợi tóc rụng trên đầu.
- Tiếp đến, lấy hai gáo nước ấm để làm ướt tóc và da đầu. Rồi cho dầu gội vào lòng bàn tay và xoa đều hai lòng bàn tay để tạo bọt rồi thoa đều lên tóc.
- Massage nhẹ nhàng trong vòng 10 đến 15 phút, không sử dụng lực quá mạnh tránh gây tổn thương da đầu.
- Xả sạch đầu bằng nước ấm để loại bỏ hết bọt và dầu gội sót lại trên tóc.
- Sử dụng khăn thấm nước hoặc máy sấy khô để tránh cơ thể bị cảm lạnh.
Một số lưu ý khi gội đầu cho phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh, tóc của sản phụ thường yếu, dễ gãy rụng và xỉn màu, vì thế để chăm sóc hiệu quả thì chị em nên nên chú ý và tuân thủ một số điều như sau:
- Không nên gội đầu quá lâu, chỉ khoảng 5 đến 10 phút là đủ.
- Không gội đầu vào buổi tối, vì đây là khoảng thời gian có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ.
- Sử dụng nước ấm khoảng 37 đến 40 độ C, không dùng nước lạnh, kể cả mùa nóng hay lạnh.
- Lựa chọn nơi gội đầu kín gió, thông thoáng.
- Sau khi gội đầu xong, cần dùng khăn lau đầu thật khô hoặc sử dụng máy sấy, tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Mỗi tuần chỉ nên gội đầu 1 đến 2 lần.
- Không tắm và gội đầu cùng một lúc.
- Sau khi gội đầu, chị em hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng để làm ấm và bồi bổ cho sức khỏe.
- Chị em sẽ có thể nhờ người thân gội đầu để tránh làm bắn nước vào vết mổ, ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ.
Sau sinh có nên gội đầu hàng ngày không?
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường có rất nhiều mồ hôi và vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, sản phụ cần được tắm rửa và vệ sinh một cách hợp lý để tiêu diệt vi khuẩn ăn, thư giãn cơ thể giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ. Song, các bà mẹ chỉ nên gội đầu 1-2 lần/ tuần và không nên tắm hàng ngày.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về thắc mắc “Sinh xong bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội?”. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chăm sóc da đầu sau sinh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp