“Trong một bài tập xác định kiểu câu, có hai ý kiến trái ngược về kiểu câu của hai câu in đậm sau:
- Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng.
- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.
Có ý kiến cho rằng câu trong đoạn 1 là câu rút gọn, vì có thể khôi phục lại cấu trúc C – V: “Tôi thích những bài hành khúc…”. Còn câu ở đoạn 2 là câu đặc biệt vì không thể khôi phục được cấu trúc. Nhưng có quan niệm lại cho rằng, cả hai câu đều là câu đặc biệt. Vậy nên hiểu như thế nào ?
Bạn đang xem: Góp thêm cái nhìn để phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu trong tiếng Việt thường được xem xét về hai phương diện: cấu tạo ngữ pháp và mục đích phát ngôn. Trước hết, muốn xác định kiểu cấu tạo của hai câu này, cần đặt câu trong ngữ cảnh chứa nó.
Xem thêm : Sữa rửa mặt Simple Kind To Skin Refreshing 150ml
Theo tinh thần đó, ta thấy ở đoạn trích 1, câu “Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận” được hiểu là câu rút gọn, còn gọi là câu tỉnh lược. Bởi vì câu này có thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ, như Ngọc Anh đã nói (Câu đầy đủ là “Tôi thích những bài hành khúc t bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận). Người viết rút gọn cấu trúc câu ngoài mục đích tránh trùng lặp, còn nhằm nhấn mạnh nội dung được nói tới trong câu rút gọn này. Cũng cần nói thêm là câu rút gọn có cấu tạo là một cụm danh từ, vốn là bộ phận bổ ngữ của câu đầy đủ. Thành phần bị rút gọn (tỉnh lược) là nòng cốt câu C-V
Cố nhiên, để tránh sự cứng nhắc và một chiều, cũng có thể chấp nhận cách hiểu cho rằng câu trên là câu đơn đặc biệt. Câu đặc biệt này vốn là thành phần giải thích (một loại thành phần biệt lập) của câu thứ nhất, đứng trước nó, được người viết tách ra thành một câu độc lập, nhằm nhấn mạnh nội dung được nói tới trong câu. Muốn biết xuất xứ là “thành phần giải thích” của tập hợp từ này, ta chỉ cần thay dấu chấm ở cuối câu thứ nhất bằng dấu phẩy, cấu trúc và chức năng của tập hợp từ này sẽ thể hiện rất rõ. (Ta sẽ có câu sau: “Tôi thích nhiều bài,những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.’’).
Trong đoạn trích thứ hai, câu “Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên” nếu xem xét nó một cách biệt lập thì có thể coi là một câu đơn bình thường. Bộ phận chủ ngữ là một cụm danh từ, có “ngọn điện” là danh từ trung tâm, với hai thành tố phụ trước và sau là “những” và “trên quảng trường”. Điều đáng nói ở đây là cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên có điểm kết thúc, tạo được ranh giới giữa bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ. Bộ phận vị ngữ là một cụm tính từ, có “lung linh” là từ trung tâm. Tóm lại, tập hợp từ “Những ngọn điện… xứ sở thần tiên” có đầy đủ đặc trưng của một câu đơn bình thường.
Xem thêm : Intracom Group
Nhưng nếu đặt tập hợp từ “Những ngọn điện…xứ sở thần tiên” vào trong đoạn văn chứa nó, xem xét vị trí, vai trò của nó trong đoạn văn, ta thấy có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất, đoạn trích chủ yếu; nói về nỗi nhớ của nhân vật “tôi” – một nỗi nhớ tỏ mờ, mông lung, triền miên, đứt đoạn… Các hình ảnh xa xăm từ thẳm sâu kí ức lần lượt hiện về trong tâm trí của nhân vật: người mẹ, cái cửa sổ, ngôi sao trên bầu trời thành phố, vòm tròn nhà hát, bà bán kem, con đường nhựa…, trong đó có “Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên”. Như vậy trong mạch cảm xúc, đồng thời là mạch văn, mạch ý ấy, “Những ngọn điện…xứ sở thần tiên” được coi là sự tái hiện một sự vật, một hình ảnh (với những đặc điểm của nó) chứ không phải thông báo về sự vật ấy. Theo đó, nên hiểu tập hợp từ “Những ngọn điện…xứ sở thần tiên” là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ) chứ không phải là một kết cấu chủ – vị. Nói cách khác, nên hiểu cụm từ trên là một câu đặc biệt (câu đơn đặc biệt do cụm danh từ tạo thành) chứ không phải là một câu đơn bình thường.
Thứ hai, dựa vào nguyên tắc hệ thống, ta thấy mấy câu tiếp nối phía sau câu này đều là những câu đặc biệt được tạo thành từ các cụm danh từ (Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.). Các câu này cũng tái hiện những sự vật, những hình ảnh chập chờn hiện về trong tâm trí của nhân vật, trong cái mạch cảm xúc đã nêu ở trên.
Từ sự phân tích nêu trên, ta có thể chấp nhận cách hiểu thứ hai về cấu tạo ngữ pháp của tập của hợp từ “Những ngọn điện trên tính quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên” là một câu đơn đặc biệt.
Điều cần nói thêm ở đây là sở dĩ tồn tại những cách hiểu khác nhau về cấu tạo ngữ pháp của một tập hợp từ như vậy là vì thoạt nhìn, cụm danh từ và cụm chủ – vị (cấu trúc chủ – vị, kết cấu chủ – vị) ít nhiều giống nhau về hình thức, đôi khi không dễ phân biệt. Cách xử lí phù hợp nhất là một mặt, cần tìm hiểu kĩ cấu tạo nội bộ (cấu trúc bản thể) của tập hợp từ đó; mặt khác, đặt tập hợp từ ấy vào trong ngữ cảnh chứa nó, trong tương quan với những câu đứng trước và sau nó để từ độ tìm hiểu, nhận biết giá trị ngữ pháp của nó. Và đôi khi phải chấp nhận tính chất “lưỡng khả”, chấp nhận những cách hiểu, cách giải thích khác nhau về một trường hợp cụ thể nào đó, như trường hợp đã nêu ở trên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp