Gạo lứt được ví như là hạt ngọc của sự sống, là ngọc thực, là nguyên liệu quý. Nhưng cách chế biến đơn giản sẽ dẫn đến việc gây nhàm chán khi thưởng thức. Vì vậy khi kết hợp cùng rong biển, bạn sẽ ăn hoài mà không bị ngán.
Gạo lứt là gì ?
Người miền Nam gọi gạo lứt, người miền Bắc Trung bộ gọi gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng).
Bạn đang xem: Gạo Lứt Sấy Rong Biển
Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6,…
Để tạo ra trải nghiệm vị giác hoàn toàn mới: Vị ngọt thơm của gạo lứt hòa quyện cùng vị tươi thanh đặc trưng rất nhẹ của rong biển. Đây còn là món ăn vặt dành riêng cho các bạn có sở thích ăn chay, ăn thực dưỡng.
Ngoài 2 thành phần chính thì gạo lứt rong biển sử dụng các phụ gia hoàn toàn tự nhiên: Muối i-ốt, mè, dầu thực vật. Kết hợp với phương pháp chế biến rất riêng mang lại cho bạn:
- Hương vị mới lạ kích thích
- Ăn không thấy ngán
- Giữ được vị ngon đặc trưng của từng nguyên liệu
- Giàu dinh dưỡng
Hạt bung giòn, không có hạt chai, cứng, không dầu, không tanh vị rong biển, độ mặn vừa phải, chay mặn đều dùng được.
Công dụng của gạo lứt sấy rong biển
Công dụng của gạo lứt
Xem thêm : Sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần & dấu hiệu
1. Giảm cân hiệu quả
Các loại ngũ cốc tinh chế thường thiếu hụt chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác, trong khi gạo lứt lại rất giàu những nguồn dưỡng chất thiết yếu này. Chẳng hạn, trong một cốc gạo lứt (158 gram) có chứa 3,5 gram chất xơ, tuy nhiên gạo trắng lại chứa ít hơn 1 gram.
Mặt khác, chất xơ có công dụng hữu ích trong việc giảm cân, vì nó khiến cơ thể cảm thấy nhanh no hơn, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó giảm bớt được lượng calo tiêu thụ.
2. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Chất xơ có trong gạo lứt giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh như tắc nghẽn động mạch, bệnh tim, bệnh hô hấp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là gạo lứt sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21% so với những người ít sử dụng chúng.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị tiểu đường tuýp 2 khi ăn 2 khẩu phần gạo lứt mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể mức đường huyết trong máu sau bữa ăn và hemoglobin A1c.
4. Không chứa gluten
Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì. Gluten có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy đối với những người không dung nạp được gluten.
Xem thêm : Tổng hợp lý thuyết về phản ứng toả nhiệt
Một điều tuyệt vời là gạo lứt lại không có chứa loại protein này, vì vậy nó đã trở thành lựa chọn an toàn đối cho những người không thể tiêu thụ được gluten.
5. Tăng cường sức khỏe xương
Magie là một trong những thành phần chính có trong gạo lứt, có vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn là một chất hỗ trợ quá trình hoạt hóa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều lượng canxi hơn, ngăn ngừa các tình trạng rạn xương, mật độ xương thấp, viêm khớp, loãng xương hoặc khử khoáng xương.
Công dụng của rong biển
Trong rong biển sấy khô chứa lượng lớn chất bột đường, chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ cơ thể chúng ta.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rong biển khô có hàm lượng sinh tố A cao gấp 2 – 3 lần so với củ cà rốt và hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, còn vitamin B thì cao gấp 4 lần so với trứng gà.
Có thể nói, với những tác dụng mà gạo lứt và rong biển có thể mang lại ở trên, không có gì là quá ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người chọn lựa loại thực phẩm này. Nên sử dụng gạo lứt rong biển với một liều lượng hợp lý, đều đặn và thường xuyên để nó có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp