Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Thủ tục như thế nào?

Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trọng khi bạn muốn ứng tuyển vào một công ty, cơ quan nhà nước bất kỳ. Vậy, sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch hay còn gọi là lý lịch trích ngang, lý lịch vắn tắt. Đây là một văn bản viết bằng tay hoặc đánh máy kê khai thông tin cá nhân và thông tin gia đình của người khai.

Sơ yếu lý lịch rất quan trọng khi bạn làm thủ tục nhập học, du học, xin việc làm… Khi sử dụng sơ yếu lý lịch để xin việc làm, nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được những thông tin cơ bản của bạn từ nhỏ cho đến hiện tại. Bao gồm cả quá trình học tập và sinh sống.

Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Nên công chứng hay chứng thực?

Hiện nay, pháp luật không yêu cầu bắt buộc hồ sơ lý lịch phải công chứng hoặc bắt buộc. Tuy vậy, trên các sơ yếu lý lịch đều có phần chứng thực của cơ quan hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu.

Theo điều Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai sơ yếu lý lịch được áp dụng chứng thực chữ ký. Ngoài ra, Công văn 1520/HTQTCT-CT, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cũng nêu rõ: “Trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ sơ yếu lý lịch chỉ có thể chứng thực và không cần công chứng. Nếu có nhu cầu, bạn chỉ cần chứng thực sơ yếu lý lịch tại cơ quan tại xã, phường, thị trấn…

Chứng thực chữ ký là gì?

Việc chứng thực chữ ký được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Sơ yếu lý lịch có bắt buộc chứng thực không?

Như đã chia sẻ ở trên, pháp luật hiện hành không có quy định chính xác về vấn đề sơ yếu lý lịch có bắt buộc chứng thực hay không. Trên các mẫu sơ yếu lý lịch đều sẽ có phần xác nhận của địa phương. Những cơ quan tổ chức sẽ yêu cầu người khai nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.

Lưu ý: Pháp luật quy định người chứng thực sẽ chỉ chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không chứng thực nội dung. Người yêu cầu chứng thực sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung mình đã khai.

>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng tư pháp

Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?

Tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, quy định về nơi chứng thực sơ yếu lý lịch đối với những người có nhu cầu chứng thực như sau:

  • Ra bất kỳ UBND phường, xã nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
  • Ra bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
  • Ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).

Thủ tục chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch như sau:

Người yêu cầu chứng thực cần chuẩn bị những giấy tờ:

  • Bản sao kèm bản chính chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng.
  • Sơ yếu lý lịch của bản thân.

Người chứng thực cần đủ nhận thức, minh mẫn, làm chủ được bản thân và kiểm tra đầy đủ giấy tờ của người yêu cầu chứng thực. Sau đó thực hiện chứng thực trước mặt người yêu cầu chứng thực:

  • Ghi đầy đủ lời chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch theo quy định.
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ có từ 2 trang trở lên thì chứng thực phải ghi vào trang thứ 2. Với giấy tờ từ 2 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Riêng với trường hợp chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ. Khi đủ điều kiện chứng thực thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực. Sau đó chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về vấn đề sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Hy vọng những thông tin dịch thuật Việt Uy Tín cung cấp giúp bạn phần nào tự tin hơn khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển xin việc. Chúc bạn thành công!