Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?

Xin chào Luật sư. Tôi đăng ký thường trú tại Vĩnh Phũ nhưng hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội nên tôi có đăng ký tạm trú tại đây. Nay tôi cần chứng thực sơ yếu lý lịch để xin việc làm, tôi thắc mắc rằng có thể thực hiện sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không hay tôi sẽ cần về Vĩnh Phúc công chứng lý lịch này? Tôi sẽ thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch được thực hiện tại địa điểm nào? Mong được luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?

Theo hướng dẫn tại Công văn 1520/HTQTCT-CT năm 2014 thì UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch. Người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch.

Tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định thủ tục chứng thực chữ ký được áp dụng trong trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

Vì vậy hiện nay, chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không phải chứng thực nội dung. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.

Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Cụ thể:

“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

…”

Thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch được thực hiện tại địa điểm nào?

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?
Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

…”

Như vậy việc chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch được thực hiện tại một trong các địa điểm sau:

– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Do đó, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch có thể thực hiện thủ tục tại phòng tư pháp huyện, quận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Quyền của người yêu cầu chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực

1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.”

Như vậy khi bạn có yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch thì có thể thực hiện tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào. Trường hợp các cơ quan đó từ chối thì được yêu cầu giải thích lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại.

Công chứng ngoài trụ sở sai nơi quy định bị xử phạt như thế nào?

So với quy định hiện nay, mức phạt các vi phạm trong hoạt động hành nghề công chứng như công chứng ngoài trụ sở sai quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP được Chính phủ tăng mạnh.

Một trong số đó phải kể đến hành vi công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định.

Hiện nay, tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67 năm 2015, hành vi này đang bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng. Tuy nhiên, đến điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82, mức phạt đã tăng lên từ 03 – 07 triệu đồng

Đây cũng là mức phạt dành cho các hành vi vi phạm sau:

– Công chứng không đúng thời hạn quy định;

– Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;

– Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;

– Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;

– Vi phạm các quy định về hướng dẫn tập sự như: Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm, khi không đủ điều kiện theo quy định…

– Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng; Trong thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung…

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn thủ tục ly hôn online cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

  • Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
  • Tách sổ hộ khẩu cần những gì?
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất năm 2022

Câu hỏi thường gặp: