Trong thế kỷ 18, hai học thuyết kinh tế ra đời và có tác động đến sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đầu tiên là sự xuất hiện của một nhóm các nhà kinh tế người Pháp tin rằng nông nghiệp là nguồn gốc của tất cả sự giàu có và các sản phẩm nông nghiệp nên có giá rất cao; và thứ hai là tác động của học thuyết kinh tế do Adam Smith sáng lập đến vị trị của chủ nghĩa trọng thương.
Adam Smith, một nhà lãnh đạo của trường phái Khai sáng Scotland, đã dựng nên một công thức chung cho sự thịnh vượng và nền độc lập tài chính mà trong dòng chảy diễn biến của thế kỷ tiếp theo, đã cách mạng hoá cách nghĩ của các công dân và những nhà lãnh đạo về thương mại và kinh tế học thực tiễn. Cuốn sách đã hứa hẹn một thế giới mới – một thế giới với của cải đầy ắp, giàu có vượt ra ngoài việc chỉ biết tích lũy vàng và bạc. Smith đã hứa hẹn về một thế giới mới cho tất cả mọi người – không chỉ cho những người giàu và tầng lớp cai trị mà cho cả những người dân thường. Của cải của các quốc gia đã đưa ra công thức giải phóng người lao động khỏi kiếp nô dịch khổ đau trong thế giới của Hobbes. Tóm lại, Của cải của các quốc gia là một tuyên ngôn về sự độc lập kinh tế.
Bạn đang xem: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 18 – 19 – Giảng dạy – Học tập – Khoa lý luận chính trị – Đại học Duy Tân
Xem thêm : Bộ luật Hồng Đức là gì ? Tìm hiểu về bộ luật Hồng Đức ?
Lịch sử nhân loại ghi nhận những thời khắc đánh dấu những bước ngoặt quan trọng. Năm 1776 là một trong những thời khắc như vậy. Trong năm tiên tri này, hai quyền tự do quan trọng đã được tuyên bố – tự do chính trị và tự do kinh doanh – và cả hai đã cùng nhau tạo ra sự chuyển động cho Cách mạng Công nghiệp. Thật không có gì phải bàn cãi khi nhận định rằng nền kinh tế hiện đại đã được bắt đầu không lâu sau năm 1776.
Làm thế nào để sản xuất và thương mại được tối đa hoá và từ đó khuyến khích “vạn vật giàu có” cũng như “cải thiện năng lực sản xuất của người lao động”? Adam Smith đã có một câu trả lời rõ ràng: Hãy cho mọi người sự tự do về kinh tế! Thông qua cuốn Của cải của các quốc gia, Smith đã ủng hộ nguyên tắc “tự do tự nhiên”, sự tự do được làm những gì mà mình muốn với ít sự can thiệp từ nhà nước. Nó khuyến khích sự dịch chuyển tự do của lao động, vốn, tiền và hàng hoá. Hơn nữa, như Smith đã trình bày, sự tự do kinh tế không chỉ đem lại một cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn mà đó còn là quyền cơ bản của con người. Smith cho rằng: “Ngăn cấm mọi người … khi họ cố gắng làm tất cả những gì mà họ có thể để sản xuất, hay sử dụng vốn và sự siêng năng theo cách mà họ cho là có lợi nhất, là một sự can thiệp thô bạo vào quyền thiêng liêng nhất của con người”.
Trong mô hình của Adam Smith về tự do tự nhiên, của cải được tạo ra không phải là một trò chơi có tổng bằng không. Sự xung đột về lợi ích sẽ không còn tồn tại nữa mà thay vào đó là sự hài hoà về lợi ích. Theo Jouvenel, điều này được coi như một sự “đổi mới vĩ đại” đã gây ra sự ngạc nhiên lớn cho những nhà cải cách châu Âu. “Ý tưởng mới vĩ đại này là nó có thể đem lại sự giàu có cho tất cả các thành viên của xã hội, cộng đồng và các cá nhân bằng sự tiến bộ từng bước trong việc tổ chức lao động” (Jouvenel 1999, 102). Sự phát triển này có thể diễn ra rất nhanh chóng và không bị giới hạn.
Xem thêm : Mách mẹ bầu cách sử dụng bột sắn dây
Những ý tưởng của Smith và các nhà kinh tế học Pháp đã cung cấp nền tảng tư tưởng và trí tuệ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần I vào thế kỷ 18, tạo nên những biến đổi sâu rộng trong xã hội các nước tư bản thế kỷ 19. Các đặc trưng cơ bản của quá trình công nghiệp hóa là sự ra đời của điện cơ khí để thay thế năng của con người và động vật trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Khi cơ giới hóa sản xuất đã phát triển ở Anh và dần dần lan ra trên phạm vi thế giới, một số thay đổi cơ bản xảy ra.
Sản xuất đã trở thành chuyên biệt hơn và tập trung ở các tổ chức sản xuất lớn hơn, được gọi là các nhà máy. Các nghệ nhân và các cửa hàng nhỏ của thế kỷ 18 đã không biến mất, nhưng họ đã bị đẩy ra ngoại vi của hoạt động kinh tế ở các quốc gia hàng đầu, đặc biệt là ở Anh, Hoa Kỳ, và Đức. Giai cấp công nhân hiện đại bắt đầu xuất hiện; người lao động không còn thuộc sở hữu công cụ của họ, họ có tài sản ít, và thường họ phải trao đổi lao động với tiền lương tiền. Các ứng dụng của năng lượng cơ học để sản xuất mang theo nó một sự gia tăng lớn trong hiệu quả lao động, làm cho hàng hóa dồi dào và giá rẻ. Đó là động lực, là nguồn gốc cho sự giàu có của chủ nghĩa tư bản.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp