Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Điểm khác nhau giữa hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law?
Tiêu chí
Bạn đang xem: Điểm khác nhau giữa hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law?
Common Law
Civil Law
Nguồn luật chủ yếu
Án lệ.
(Luật được hình thành từ các vụ việc)
Đại diện tiêu biểu: Anh, Mỹ
Luật thành văn.
(Luật được hình thành từ các chế định cụ thể)
Đại diện tiêu biểu: Pháp, Đức
Cơ quan ban hành luật
Xem thêm : Hắc kỷ tử kỵ gì và những tác hại của hắc kỷ tử ? ( 4)
Cơ quan lập pháp: Nghị viện/Quốc hội.
– Tòa án thông qua án lê.
Xem thêm : Hắc kỷ tử kỵ gì và những tác hại của hắc kỷ tử ? ( 4)
Cơ quan lập pháp: Nghị viện/Quốc hội.
– Tòa án ít thể hiện vai trò lập pháp trong việc tạo ra án lệ.
Thủ tục tố tụng
– Theo hình thức tố tụng tranh tụng giữa các bên buộc tội – bên bào chữa.
– Tòa án được coi là cơ quan làm luật lần thứ hai, hay cơ quan sáng tạo ra án lệ.
– Thẩm phán đóng vai trò điều khiển.
– Bồi thẩm đoàn biểu quyết có tội hay không.
-Theo hình thức tố tụng thẩm vấn.
– Toà án chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật.
– Thẩm phán cùng bên công tố (Viện kiểm sát) là bên chứng minh có tội hay không có tội.
– Hội đồng xét xử quyết định một người có tội hay không.
2. Việt Nam theo hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law?
Dựa theo các tiêu chí so sánh 2 hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law như trên thì có thể nhận thấy Việt Nam không theo hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law nhưng mang nhiều đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law.
Nguồn luật chủ yếu được sử dụng của hệ thống pháp luật Việt Nam là các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, …
Đồng thời, tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về áp dụng án lệ trong xét xử như sau:
– Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
Xem thêm : Lãi suất vay ngân hàng Vietcombank là bao nhiêu? Update Tháng 03/2024
– Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
– Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
Như vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam sử dụng 2 nguồn là Luật thành văn và Án lệ.
3. Vai trò của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trong việc phát triển Án lệ
Tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyền lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp