Câu hỏi:
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc loại tư liệu gì?
A. Tư liệu hiện vật.
Bạn đang xem: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc loại tư liệu gì?
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Tư liệu gốc.
Đáp án đúng B.
Xem thêm : Hàng hóa vô hình là gì? So sánh hàng hóa vô hình và hữu hình
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc loại tư liệu truyền miệng, tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoai, ca dao, dân ca,…được truyền từ đời này qua đời khác, trong giai đoạn chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng được xem là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
– Có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,….Trong các nguồn tư liệu đó có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc.
+ Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó, đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. Ví dụ như Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946.
+ Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoai, ca dao, dân ca,…được truyền từ đời này qua đời khác, trong giai đoạn chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng được xem là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử. Ví dụ Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc loại hình tư liệu truyền miệng, được truyền từ đời này sang đời khác.
+ Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy,…ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Ví dụ như Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội).
+ Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,…tư liệu hiệ vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng các tư liệu chữ viết.
– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Xem thêm : Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học
– Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố…, cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên.
– Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.
– Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, để rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là loại tư liệu gì?
Trả lời: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc thể loại truyền thuyết, là một dạng văn hóa dân gian kể về các sự kiện và nhân vật huyền bí, thường có tính chất giả tưởng và kể lại những câu chuyện mang giá trị tri thức và giải trí.
Câu hỏi 2: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có nguồn gốc từ đâu?
Trả lời: Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh xuất phát từ Việt Nam, là một trong những truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa dân gian của nước ta. Truyện này kể về cuộc chiến đấu giữa hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh để tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương.
Câu hỏi 3: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có ý nghĩa gì?
Trả lời: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thể hiện ý nghĩa về tình yêu, sự cạnh tranh và thể hiện niềm tự hào về nguồn nước và đất đai trong văn hóa dân gian Việt Nam. Ngoài ra, truyền thuyết này cũng thể hiện lòng kiên nhẫn, sự sáng tạo và sự thông minh trong việc giải quyết khó khăn.
Câu hỏi 4: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa Việt Nam?
Trả lời: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đóng góp vào việc hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam. Nó là một phần quan trọng trong tập quán kể chuyện dân gian, mang lại giá trị giải trí và giáo dục cho các thế hệ trẻ. Truyền thuyết cũng thể hiện tư tưởng, lòng yêu nước và những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp