Hiểu được bản chất khái niệm và nắm rõ các hình thức nghệ thuật nhân hóa sẽ giúp học sinh dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan.
Câu hỏi về biện pháp nghệ thuật nhân hóa là dạng bài dễ xuất hiện trong các bài kiểm tra, thi cử của chương trình tiếng Việt lớp 3. Nhân hóa là một biện pháp nghệ thuật phổ biến với học sinh. Tuy nhiên, nếu học sinh không tìm hiểu kỹ hơn về nó sẽ rất dễ gây nhầm lẫn với các nghệ thuật ngôn ngữ khác. Để học sinh nắm chắc kiến thức về biện pháp nghệ thuật này, cô giáo Đoàn Kiều Anh – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã tổng hợp kiến thức trọng tâm và hướng dẫn xây dựng sơ đồ tư duy về nghệ thuật nhân hóa.
Bạn đang xem: Cẩm nang về biện pháp nghệ thuật nhân hóa không thể bỏ qua
Khái niệm và cách phân loại biện pháp nghệ thuật nhân hóa
“Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”.
Trong đó, “sự vật” bao gồm con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng. Cô Kiều Anh cho biết thông thường sẽ có ba kiểu nhân hóa chính:
- Dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật:
Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”
=> Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim.
2. Dùng từ ngữ xưng hô với vật như với người.
Ví dụ: “Này chú chuột đồng, sao cậu lại lén lút vào nhà mình mà không xin phép?”
Xem thêm : Ý nghĩa đặc biệt của cây xương rồng? Cách chăm sóc cây tốt nhất
=> Gọi con chuột bằng “chú” như cách nói chuyện xưng hô với con người.
- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để tả hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: “Những tán cây trong vườn trêu đùa với gió.”
=> Dùng hoạt động “trêu đùa” của con người để miêu tả loài cây.
Ở kiểu nhân hóa “tả” sự vật bao gồm bốn hình thức chính: tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách. Học sinh có thể tham khảo một vài ví dụ sau để hiểu rõ hơn:
a.Tả hành động: “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở”
=> Hành động “òa khóc” của các em bé được dùng để miêu tả gấu con.
b.Tả tâm trạng: “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương”
=> “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng tả người, được đem ra tả những bông hoa khiến chúng như có tình cảm tâm tư riêng biệt.
c.Tả ngoại hình: “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai”
=> “uốn mình” được sử dụng để miêu vẻ vẻ đẹp mềm mại của con sông.
Xem thêm : Mèo đực triệt sản bao lâu thì lành? Cách chăm sóc mèo sau triệt sản
d.Tả tính cách: “Dòng sông mới điệu làm sao”
=> Ở ví dụ này, sự êm dịu của dòng sông được miêu tả cả từ “điệu” vốn thường dùng để nhắc về các cô gái thướt tha yểu điệu.
Cô Kiều Anh hướng dẫn học sinh phân tích biện pháp nghệ thuật nhân hóa
Sơ đồ tư duy về các hình thức của nghệ thuật nhân hóa
Theo cô Kiều Anh, sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp học vô cùng thông minh và hiệu quả giúp học sinh hình thành tư duy một cách có hệ thống và ghi nhớ sâu hơn.
Tại bài học về biện pháp nhân hóa, cô cũng hướng dẫn học sinh cách xây dựng sơ đồ hình cây để tổng quát lý thuyết bài học.
Sơ đồ tư duy về biện pháp nghệ thuật nhân hóa
Thông qua bài giảng giới thiệu biện pháp nhân hóa, cô giáo Kiều Anh đã tổng quan lý thuyết, các hình thức nhân hóa tiêu biểu đồng thời đi kèm các ví dụ minh họa dễ hiểu nhất, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo chi tiết tại đây:
Bài giảng biện pháp nhân hóa – cô giáo Đoàn Kiều Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp