Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu vết thương và có thể mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của việc uống mật ong hằng ngày qua bài viết dưới đây nhé!
1Mật ong là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong mật ong
Mật ong là một chất lỏng dạng siro được loài ong tạo ra từ mật hoa thực vật. Mật ong được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm và ngày càng đa dạng.
Mật ong thực chất là một loại đường nguyên chất, không có chất béo và chỉ có một lượng nhỏ protein và chất xơ. Cụ thể, trong 20g mật ong (khoảng 1 thìa canh) có chứa:
Bạn đang xem: Uống mật ong hàng ngày có tốt không?
- Lượng calo: 61
- Chất béo: 0 g
- Chất đạm: 0 g
- Carb: 17 g
- Chất xơ: 0 g
- Riboflavin: 1% giá trị hàng ngày (DV)
- Đồng: 1% DV
Mật ong chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mật ong rất giàu hợp chất thực vật tăng cường sức khỏe được gọi là polyphenol.[1]
Mật ong thực chất là một loại đường nguyên chất
2Uống mật ong hàng ngày có tốt không?
Mật ong đã được chứng minh là có thể sử dụng hàng ngày và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu sử dụng một lượng vừa phải.
Giàu chất chống oxy hóa
Trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và axit phenolic giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào cơ thể.
Từ đó, mật ong có thể góp phần làm giảm tình trạng lão hóa sớm, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh tim mạch.[1]
Chất chống oxy hóa của mật ong giúp làm giảm tình trạng lão hóa sớm
Ngăn ngừa ung thư
Hầu hết các loại thuốc dùng để điều trị ung thư đều tập trung vào kích hoạt sự chết tế bào theo chương trình – apoptosis nhằm loại bỏ và ngăn chặn sự nhân lên của tế bào ung thư.
Apoptosis là một chức năng chết của tế bào được lập trình để kiểm soát sự phát triển của tế bào và loại bỏ các tế bào bị hư hỏng khỏi cơ thể.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong cũng có khả năng gây ra hiện tượng apoptosis ở nhiều loại tế bào ung thư. Hàm lượng flavonoid và phenolic trong mật ong được cho là có thể ngăn chặn ung thư như ung thư não, ung thư đại tràng.[2]
Ngoài ra, mật ong còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành mạch máu và phản ứng chữa lành vết thương trong các mô ung thư. Bằng cách ức chế hoạt động của gelatinase và protease, mật ong làm giảm khả năng sống của tế bào ung thư và giảm tỷ lệ di căn của ung thư.
Mật ong ngăn chặn sự phát triển của ung thư bằng cách chặn ba giai đoạn chính của quá trình hình thành ung thư được biết đến là khởi đầu, tăng sinh và tiến triển.
Mật ong có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng
Duy trì sức bền khi tập thể thao
Lượng carbohydrate cao trong mật ong giúp duy trì đường huyết và glycogen trong cơ, cung cấp năng lượng cho cơ bắp và cơ quan, giúp cơ thể duy trì hoạt động bền bỉ.
Trong tập luyện và thi đấu, vận động viên thường sử dụng sport gel – một loại gel chứa nhiều carbohydrate, chất điện giải và caffeine để cung cấp năng lượng suốt quá trình vận động.
Một nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm với 9 vận động viên đua xe đạp nam, đạp xe 64km mỗi tuần trong ba tuần. Họ được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm nhận mật ong, gel dextrose hoặc giả dược có hương vị không chứa calo.
Mỗi người tham gia đã tiêu thụ 15 gam chất bổ sung đó cùng với 250ml nước trước và sau khi đua, mỗi khi đã đạp xe được 16km. Kết quả cho thấy cả mật ong và gel dextrose đều giúp tăng sức đạp và kéo dài thời gian đạp xe cho các vận động viên so với tác dụng của giả dược.
Thực chất gel dextrose có thể mang lại hiệu quả tốt hơn mật ong nhưng sự khác biệt là không đáng kể. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mật ong có thể là nguồn carbohydrate tự nhiên và hiệu quả để duy trì sức bền khi tập thể thao.[3]
Mật ong là nguồn carbohydrate tự nhiên để duy trì sức bền khi tập thể thao
Cải thiện giấc ngủ
Dùng mật ong để điều hòa giấc ngủ là một phương pháp đã tồn tại lâu đời: trước khi đi ngủ, người châu Âu uống sữa ấm và mật ong, từ thời Trung cổ cho đến người dân Mexico uống trà hoa cúc ấm với mật ong.
Đến ngày nay sử dụng mật ong đã được chứng minh là thật sự giúp cải thiện giấc ngủ. Theo dược sĩ và nhà nghiên cứu Mike McInnes, uống một vài thìa mật ong trước khi đi ngủ sẽ khiến tuyến tụy tiết ra insulin, từ đó đưa tryptophan đến não, chất này làm serotonin được chuyển đổi thành melatonin trong tuyến tùng, giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ.[4]
Ngoài việc thường xuyên uống mật ong, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ an thần, bổ não để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Giảm viêm họng và ho
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể làm giảm tình trạng viêm họng và ho thường gây ra bởi các loại vi khuẩn, vi-rút hay nấm. Sau khi uống, mật ong sẽ bao phủ một lớp lót bên trong cổ họng để bảo vệ và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời làm dịu cổ họng.
Một cuộc khảo sát cho thấy mật ong vượt trội hơn một số thuốc điều trị ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên như dextromethorphan và diphenhydramine. Mật ong giúp giảm thiểu các cơn ho dai dẳng và cải thiện giấc ngủ cho cả trẻ em và người lớn.[5]
Một nghiên cứu trên trẻ em so sánh các sản phẩm tự nhiên khác nhau đã chỉ ra rằng mật ong được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm phổi với tỷ lệ là 82,4%.[5]
Lưu ý rằng, không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ gây ngộ độc.
Mật ong có thể làm giảm viêm họng và ho nhờ đặc tính kháng khuẩn
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của mật ong có thể thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Nhờ đó, mật ong có thể dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm loét miệng và chứng hôi miệng.[5]
Một nghiên cứu mới đây cho biết rằng việc ăn mật ong có thể giúp giảm chứng hôi miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ của thành phần methylglyoxal trong mật ong.[6]
Mật ong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng mật ong có khả năng kháng khuẩn và làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ đó, mật ong có hiệu quả trong hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng nên thay thế đường bằng mật ong có trong thực phẩm chế biến để có thể ức chế tác hại và độc tố gen của mycotoxin.[7]
Nghiên cứu về thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột trong mô hình chuột bị táo bón do Loperamid được điều trị bằng mật ong. Kết quả chỉ ra rằng mật ong có khả năng điều chỉnh rối loạn sinh lý đường ruột bằng cách ức chế vi khuẩn có hại trong ruột của chuột bị táo bón.[8]
Uống mật ong giúp tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Cải thiện các triệu chứng của viêm, loét dạ dày
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng mật ong làm giảm sự tiết axit dạ dày và tăng hiệu quả chữa lành vết thương. Vì vậy, mật ong được dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống vì đặc tính kháng khuẩn và hiệu quả bảo vệ.
Hàm lượng đường cao và độ pH thấp trong mật ong là kết quả của quá trình chuyển hóa glucose thành axit gluconic bằng glucose oxidase. Cơ chế này giải phóng hydrogen peroxide, có tác dụng như một chất chống khuẩn.
Glucose oxidase cũng tác động lên các nguyên bào sợi và các chất kích hoạt tế bào biểu mô cần thiết để chữa lành vết loét do H. pylori gây ra.[9]
Mật ong làm giảm tiết acid dạ dày, giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày
Giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến do cơ thực quản dưới co thắt kém làm dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản, dẫn đến các triệu chứng ợ nóng, ho, khàn giọng.
Mật ong có độ nhớt cao, sức căng bề mặt thấp nên mật ong có thể hoạt động như một lớp bao phủ màng nhầy ở thực quản và dạ dày, do đó ngăn chặn dòng thức ăn và dịch dạ dày trào lên.[9]
Hơn nữa, mật ong có thể làm giảm viêm và kích thích các mô trên cơ vòng thực quản để thúc đẩy quá trình tái tạo và hồi phục chức năng cơ thực quản để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.[10].
Mật ong giúp giảm ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản
Kiểm soát đường huyết
Giống như các loại đường khác, mật ong cũng làm tăng lượng đường trong máu nhưng chất chống oxy hóa có trong mật ong có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật ong có thể làm tăng nồng độ adiponectin – một loại hormone làm giảm viêm và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Có bằng chứng cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 uống mật ong hàng ngày có thể cải thiện lượng đường trong máu lúc đói.[11]Người ta đưa ra các giả thuyết rằng, do fructose và oligosaccharide có trong mật ong giúp điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.[12] [13]
Một nghiên cứu ở chuột đã cho thấy mật ong kết hợp với metformin – thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 có hiệu quả hơn khi chỉ sử dụng metformin. Cụ thể, mật ong kết hợp với metformin làm giảm đáng kể nồng độ bilirubin, triglycerid, cholesterol toàn phần, VLDL, LDL và làm tăng HDL trong cơ thể.[14]
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ thử nghiệm trên chuột, do đó người bị bệnh đái tháo đường nếu muốn sử dụng mật ong cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được phép tự ý sử dụng.
Mật ong có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Giảm LDL-Cholesterol trong cơ thể
LDL là một lipoprotein vận chuyển cholesterol được sản xuất ở gan đến các cơ quan thông qua các dòng máu. Sự tăng cao nồng độ LDL trong máu dễ dẫn đến sự tích tụ mảng bám ở động mạch và gây xơ vữa động mạch.
Một nghiên cứu ở 60 tình nguyện viên cho kết quả là phụ nữ được cho uống dung dịch đường có giá trị LDL-Cholesterol tăng nhưng nhóm phụ nữ được cho uống mật ong thì không tăng. Như vậy, mặc dù ăn mật ong không làm giảm chỉ số LDL-Cholesterol nhưng phụ nữ có thể được hưởng lợi bằng việc thay thế đường trong chế độ ăn uống của mình bằng mật ong.[15].
Một nghiên cứu khác ở 70 người khỏe mạnh đã kết luận rằng sử dụng mật ong giúp hạn chế sự gia tăng đường máu, giảm cholesterol toàn phần, LDL, triglycerid và làm tăng HDL.[16]
Uống mật ong hàng ngày giúp giảm LDL – Cholesterol trong cơ thể
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu, mật ong có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện lượng mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Nhờ đó, mật ong có khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Một nghiên cứu quan sát trên hơn 4.500 người trên 40 tuổi, cho thấy việc uống mật ong lượng vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ.[17]
Xem thêm : Uống trà xanh giảm cân có hiệu quả không và cách dùng như thế nào?
Một đánh giá nói rằng flavonoid trong mật ong là một chất giúp làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành bằng ba cơ chế: cải thiện tình trạng giãn mạch vành, giảm khả năng đông máu của tiểu cầu và ngăn chặn quá trình oxy hóa LDL.[18]
Mật ong có khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch hiệu quả
Hỗ trợ điều trị loét bàn chân do tiểu đường
Cả mật ong và sữa ong chúa đều có khả năng tăng cường quá trình lành vết thương, rút ngắn thời gian hồi phục các tổn thương da bị bong tróc. Vì vậy, có thể ứng dụng mật ong và sữa ong chúa trong điều trị loét bàn chân do tiểu đường.[19][5]
Mật ong được sử dụng trong điều trị vết thương và có hiệu quả đặc biệt đối với bệnh nhân có vết thương nhiễm trùng cục bộ, vết thương do đái tháo đường (DFU), loét bàn chân Charcot và các tình trạng bệnh lý phức tạp không thể quản lý tại bệnh viện. Ngoài ra, mật ong có khả năng dung nạp tuyệt vời và giảm thiểu tổn thương cho vết thương.[6]
Mật ong giúp loét bàn chân do tiểu đường nhanh lành vết thương
3Cách sử dụng mật ong đúng cách an toàn
Trước hết, hãy đảm bảo rằng mật ong bạn lựa chọn là nguyên chất và tự nhiên. Bạn có thể tìm mua mật ong thô hoặc mật ong đã đóng chai ở những nơi có uy tín.
Bạn có thể uống mật ong vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tùy theo mục đích sử dụng của bạn:
- Sử dụng mật ong vào buổi sáng: tăng thêm năng lượng, thải trừ chất thừa độc hại ở đường tiêu hóa, tốt cho làn da.
- Sử dụng mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ: làm giảm cơn ho về đêm, ngủ ngon hơn.
Theo nguyên tắc chung để thay thế đường bằng mật ong là sử dụng 3/4 chén mật ong cho mỗi chén đường, giảm lượng chất lỏng trong công thức xuống 2 thìa canh và giảm nhiệt độ lò xuống 25 độ F so với lúc sử dụng đường.[20]
Nếu bạn thích hương vị của mật ong, hãy chọn loại có màu sẫm hơn, mang hương vị mạnh hơn, cho phép bạn sử dụng ít mật ong hơn mà vẫn có cùng hương vị. Mật ong có thể được tìm thấy bất cứ lúc nào trong năm và được đóng gói trong chai thủy tinh hoặc nhựa.
Bạn có thể thêm mật ong vào thực đơn hằng ngày bằng cách:
- Sử dụng mật ong để làm ngọt nước nước sốt.
- Khuấy mật ong vào cà phê hoặc trà.
- Rưới mật ong lên trên bánh mì nướng hoặc bánh kếp.
- Trộn mật ong vào sữa chua, ngũ cốc hoặc bột yến mạch để có chất làm ngọt tự nhiên hơn.
- Phết mật ong nguyên chất lên bánh mì nướng nguyên hạt và phủ bơ đậu phộng lên trên.
Bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất và tự nhiên
4Một số cách pha mật ong sử dụng mỗi ngày
Nước chanh mật ong
Bạn chỉ cần vắt nửa trái chanh vào ly nước ấm, sau đó cho một muỗng cà phê mật ong. Nếu thích uống lạnh, bạn có thể cho thêm đá hoặc bỏ tủ mát.
Vì trong chanh có hàm lượng acid cao nên hãy uống một ly nước lọc sau khi uống nước chanh mật ong để trung hòa acid, tránh bị mòn men răng.
Cho một muỗng cà phê mật ong vào nước chanh để thay thế đường
Sữa chua không đường ăn kèm với mật ong và trái cây
Bạn có thể làm một bữa ăn nhẹ với sữa chua không đường cho thêm một ít mật ong và trái cây hoặc thêm một vài loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ… Món này sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, đồng thời bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
Sữa chua không đường ăn kèm với mật ong và trái cây là món ăn nhẹ bổ dưỡng
Sữa và mật ong
Nếu bạn đang gặp tình trạng khó đi vào giấc ngủ hay ngủ chập chờn thì một ly sữa và mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Cách pha chế rất đơn giản, bạn có thể pha một ly sữa ấm rồi thêm 1 muỗng cà phê mật ong, sau đó khuấy đều để hòa tan mật ong trong sữa.
Sữa và mật ong vào buổi tối giúp bạn ngủ ngon hơn
Sữa nghệ với mật ong
Đầu tiên, bạn cần đun nóng sữa, sau đó cho nghệ vào hòa tan rồi đổ ra ly sau đó cho thêm mật ong vào để hương vị ngọt ngào và dễ uống hơn. Với công thức này, bạn có thể sử dụng các loại sữa tùy thích như sữa tươi, sữa hạt…
Bạn có thể sử dụng sữa tươi hoặc sữa hạt để làm sữa nghệ với mật ong
Trà mật ong
Thay vì thêm đường vào trà, bạn có thể thay thế bằng mật ong. Trà và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo để làm tăng hương vị thơm ngon của trà. Bạn có thể thêm 1 lượng mật ong tùy theo khẩu vị vào bất kỳ loại trà yêu thích nào.
Mật ong và trà là sự kết hợp hoàn hảo để tăng hương vị của trà
5Lưu ý khi sử dụng mật ong
Mật ong thường an toàn khi sử dụng nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, nên bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong vì có thể xuất hiện tình trạng ngộ độc ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với bào tử Clostridium botulinum có trong mật ong.
- Những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng phấn hoa cần thận trọng khi sử dụng mật ong vì có thể gây dị ứng với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, toát mồ hôi, ngất xỉu, rối loạn nhịp tim…[19]
- Mật ong có thể gây tăng đường huyết khi sử dụng nên chỉ dùng một lượng mật ong vừa phải, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường.
- Mật ong thô hoặc đã qua chế biến nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 32 độ C để tránh sự kết tinh và thay đổi màu sắc và mùi thơm.
- Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên nhưng vẫn cần được bảo vệ khỏi độ ẩm bên ngoài, vậy nên cần bảo quản mật ong ở những nơi khô ráo.
- Hạn sử dụng của mật ong có thể khác nhau, tuy nhiên khuyến nghị chung là khoảng hai năm.
- Mật ong phải được đựng trong hộp kín và sạch sẽ để bảo đảm an toàn.[21]
Uống mật ong hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng một lượng mật ong vừa phải để tránh tình trạng tăng đường huyết. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho những người xung quanh bạn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp