Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và phân loại

Khái niệm nói giảm, nói tránh

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn viết lẫn trong văn nói. Cách nói giảm nói tránh sẽ giúp cho ngôn từ phát ra lịch sự, trở nên tinh tế hơn trong các cuộc giao tiếp.

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách điễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (Theo SGK Ngữ văn 8 tập một)

Những cách nói giảm nói tránh thông dụng

Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

Ví dụ: Cụ đã quy tiên rồi

Thay cho câu “Cụ đã chết rồi.” giúp tránh cảm giác nặng nề về cái chết.

Dùng cách nói vòng

Ví dụ: Con cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập

Thay cho câu “Kết quả học tập của con dạo này kém lắm.” giúp giảm cảm giác áp lực, căng thẳng về việc học tập của con.

Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa.

Ví dụ: Bông hoa này không đẹp.

Thay cho câu “Bông hoa này xấu” giúp làm giảm cảm giác tiêu cực về bông hoa.

Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghề thuật và để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.

=> “Không qua khỏi” ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”.

=> “Mãi mãi nằm lại” ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh.

Ví dụ 3: “Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, tôi chịu cảnh thiếu thốn tình cảm từ nhỏ”.

=> “Không còn ở với nhau” là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”.

Cách sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Mặc dù, nói giảm nói tránh có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, phải thật sự linh hoạt sử dụng biện pháp tu này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý.

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh chắc chắn sẽ phát huy trong những trường hợp sau như:

– Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.

– Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.

– Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.

Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng trong những tình huống như:

– Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.

– Khi bạn cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Như vậy, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.

Bài tập về nói giảm nói tránh

Bài tập 1.Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.

c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.

e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

Lời giải

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

-> Thay bằng từ “đi”, (“mất”…)

b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.

-> Thay bằng cụm từ “không muốn nhìn thấy anh nữa”.

c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

-> Thay bằng từ “bảo vệ”.

d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.

-> Thay bằng từ ngữ “giúp việc” ( “thư ký”).

e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

-> Thay bằng “khiếm thính”, “khiếm thị”.

g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

-> Thay bằng “nội trợ” (“đầu bếp”).

Bài tập 2. Tìm các biện pháp nói giảm nóitránh ở các câu sau và cho biết hiệu quả sử dụng chúng.

a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du)

b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.

(Tố Hữu)

c. Bỗng loè chớp đỏ.Thôi rồi, Lượm ơi!

(Tố Hữu).

d.

Ông mất năm nào? Ngày độc lập, Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.Bà về năm đói làng treo lưới,Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.

(Mẹ Tơm, Tố Hữu).

Lời giải

a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương. (Nguyễn Du).

-> Nói về cái chết khi còn quá trẻ, tuổi đang xuân, đẹp

-> giảm bớt sự đau buồn, thể hiện tình cảm xót thương cho số phận của người con gái trẻ bất hạnh.

b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.(Tố Hữu).

-> Nói về cái chết

-> giảm bớt sự đau buồn, cái chết nhẹ nhàng như 1 chuyến đi xa.

c. Bỗng loè chớp đỏ.Thôi rồi, Lượm ơi!

(Tố Hữu).

-> Lượm đã hi sinh

-> tránh gây cảm giác đau buồn, cái chết diễn ra đột ngột khiến tác giả hết sức sửng sốt, bất ngờ…

d.

Ông mất năm nào? Ngày độc lập, Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.Bà về năm đói làng treo lưới,Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.

( Mẹ Tơm, Tố Hữu).

-> Nói đến cái chết -> tránh gây cảm giác đau buồn.

Bài tập 3. Phát hiện biện pháp tu từ nói tránh trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao chị Dậu lại nói như vậy.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu

– Thôi u không ăn đển phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Ngô Tất Tố)

Lời giải

Đáng lẽ chị Dậu phải nói: “U đã bán con cho nhà cụ Nghị để lấy tiền nộp sưu rồi”, nhưng vì sự thật quá phũ phàng đối với đứa con nên chị phải nói tránh: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa naynữa thôi”

Bài tập 4. Tìm ít nhất 5 cách diễn đạt trong giao tiếp thường ngày có sử dụng nói giảm, nói tránh.

Lời giải

– Nó chưa được chăm chỉ.

– Cậu ấy không được xinh lắm.

– Ông ngoại nhà Nam mất rồi chị ạ!

– Thôi xong rồi Mai ơi!

– Bạn ấy không cao nhưng rất ưa nhìn.

Bài tập 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nói giảm nói tranh trong các câu sau:

a.

Ông mất năm nào? Ngày độc lập, Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.Bà về năm đói làng treo lưới,Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.

b.

Người nằm dưới mả là ai đó?Biết có quê đây hay vùng xa?

Lời giải

Phép nói giảm nói tránh được sử dụng qua các từ: mất, về, nằm dưới mả -> tránh cảm giác quá đau buồn.