Điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn.
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học đặc biệt là trong thơ ca. Vậy điệp ngữ là gì? Tác dụng, cách sử dụng điệp ngữ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ tổng quát những kiến thức cơ bản liên quan đến điệp ngữ là gì nhé.
Bạn đang xem: Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ thường gặp
XEM THÊM: Các bước cơ bản để thành lập công ty tại Việt Nam?
Điệp ngữ là gì?
Theo sách Ngữ văn 7, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.
Để hình dung rõ hơn điệp ngữ là gì người viết sẽ dẫn ra một số ví dụ nhỏ để bạn đọc tiện theo dõi nhé.
Ví dụ trong bài Bài thơ vê tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật có đoạn như sau:
“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái…”
Trong đoạn thơ trên tác giá đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là lặp lại từ “nhìn thấy” nhấn mạnh hành động nhắc tới.
Hay một ví dụ khác như: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực”. Ở đây điệp ngữ “không phải” nhằm nhấn mạnh số lượng phượng nhiều vô kể.
Qua một số ví dụ về điệp ngữ minh họa nêu trên bạn đọc đã có thể hình dung ra được điệp ngữ là gì? rồi phải không.
Tác dụng của điệp ngữ là gì?
Ngoài việc trả lời câu hỏi điệp ngữ là gì? Nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu điệp ngữ có tác dụng như thế nào nhé.
Thứ nhất: gợi hình ảnh
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ sẽ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh được nhắc đến. Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”.
Điệp từ “dốc” giúp gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.
Thứ hai: nhằm tạo sự nhấn mạnh
Việc lặp lại một từ hoặc một cụm từ sẽ nhấn mạnh được ý tác giả muốn nhắc đến.
Ví dụ: “… Nhớ sao lớp học i tờ
Xem thêm : Sữa tắm có rửa mặt được không? Cách vệ sinh da mặt đúng cách
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Từ “nhớ sao” được lập lại nhiều lần nhấn mạnh sự nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ.
Thứ ba: tạo sự liệt kê
Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, việc sử dụng điệp từ có lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo như:
“ Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
XEM THÊM: Điều kiện mở trung tâm tiếng nhật
Các dạng điệp ngữ thường gặp
Có 3 dạng điệp ngữ chính là:
– Điệp ngữ cách quãng,
– Điệp ngữ nối tiếp;
– Điệp ngữ chuyển tiếp (hay còn gọi là điệp ngữ vòng).
Điệp ngữ cách quãng
Xem thêm : Top 11 kem trị mụn hiệu quả tận gốc được chuyên gia tin dùng
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp.
Ví dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
“ Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.
Điệp ngữ nối tiếp
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.
Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)
Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…
Ví dụ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm có đoạn:
“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp, gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.
Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
Ngoài việc ghi nhớ về khái niệm điệp ngữ là gì và tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ, bạn đọc cũng cần nắm được lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.
Khi sử dụng điệp ngữ phải xác định được mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết và phải có lối diễn giải mạch lạc rõ ràng, tránh việc lạm dụng quá mức gây rườm rà cho bài văn.
Trong một bài văn, có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Các bạn cần chọn lọc về việc sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết, không kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn khi bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.
XEM THÊM: Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tiếng nhật
Tóm lại điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp