Nhu cầu vôi của cây trồng
Các nhà khoa học đã xác định được nhu cầu vôi (canxi) của cây trồng. Canxi là một trong những nguyên tố trung lượng cần thiết cho sự sống của cây trồng, cây hút canxi dưới dạng Ca+2.
Bạn đang xem: Vì sao phải bón vôi cho đất và cây trồng?
Canxi đóng vai trò quyết định kích thích rễ cây phát triển, hình thành các hợp chất cấu tạo màng tế bào, làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây, tham gia quá trình hình thành tổng hợp đường, tinh bột, tinh dầu.
Vì vậy, bón canxi làm cho quả có lượng đường cao, ngọt hơn, cho cây lúa, ngô… tích lũy tinh bột nhiều hơn, cho lạc, đậu, vừng,… làm tăng hàm lượng dầu, bón vôi cho ớt làm tăng độ cay, giảm rụng quả non, giảm sâu bệnh gây hại.
Khi cây hút nhiều vôi sẽ giúp hàm lượng đạm (NO3-) giảm xuống, các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều chỉnh mạch mẽ quá trình trao đổi chất của tế bào, vôi còn là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên sinh, duy trì cân bằng tỷ lệ các catinon và anion trong tế bào, hạn chế xâm nhập của các chất K+, Mg+2, Na+, NH4+.
Khi phân tích hàm lượng vôi trong cây trồng, các nhà khoa học tìm thấy vôi có mặt trong dịch cây, trong rễ, thân, cành, lá, búp… đặc biệt vôi có nhiều trong quả, hạt và các bộ phận của rau, quả.
Nếu thiếu vôi, cấu trúc tế bào của cây bị hại, lá non, ngọn non bị ảnh hưởng trước, sau đó là hệ rễ, ảnh hưởng đến khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Khi thiếu nặng, hoa, quả thường bị thối từng mảng, rụng quả non, cây dễ nhiễm bệnh năng suất thấp.
Khả năng cung cấp vôi (canxi) cho cây trồng từ đất
Hầu hết các loại đất ở Việt Nam đều nghèo vôi (canxi), các loại đất đều được hình thành từ sự phong hóa đá mẹ chua như phiến thạch, feralit, bazan,…
Các hạt rửa trôi theo nguồn nước bồi tụ các vùng phù sa ở đồng bằng và đất dốc tụ các vùng trung du miền núi, cao nguyên. Dưới sự tác động mãnh liệt của nhiệt độ, lượng mưa, cộng với quá trình canh tác, bón phân chưa khoa học, dùng nhiều phân chua, chất vôi trong đất mất dần.
Thay vào đó là độ pH giảm, đất chua, chua phèn, qua điều tra của Viện thổ nhưỡng có đến 95% đất trồng trọt bị chua pH
Như vậy cần phải bổ xung vôi cho đất để cung cấp canxi cho cây. Thường thì mức pH từ 5,0 – 7,0 là phù hợp với hầu hết các loại cây, cao hơn hoặc thấp hơn đều không tốt cho cây thậm chí cây ngừng sinh trưởng hoặc chết, để lựa chọn liều lượng bón vôi cho cây hợp lý thường căn cứ vào độ chua của đất, căn cứ vào nhu cầu cây để bón, nếu là “cây chè” thì nhu cầu vôi không nhiều vì cây thích nghi điều kiện pH từ 4,5 – 5,5.
Bón vôi vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bồi dưỡng cải tạo đất chua, đất bạc màu
Canxi là một chất dinh dưỡng trung lượng nên cây cần khá nhiều, canxi tác dụng làm cứng thành mạch tế bào, thiếu canxi thành mạch yếu cây dễ đổ ngã, sâu bệnh.
Cây được bón đủ vôi bộ rễ phát triển nhanh, nhiều, đặc biệt cây non, hấp thụ nhiều dinh dưỡng, cây lớn nhanh, khỏe mạnh, sức đề kháng cao, cho năng suất tốt.
Bón vôi cũng đồng thời khử chua, khử độc đất, nâng dần độ pH đến ngưỡng thích hợp cho cây trồng (pH từ 5,0 – 6,5) đồng thời canxi cũng có tác dụng khử mặn.
Khi đất bị nhiễm mặn thì đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc, cây không hút được nước và chất dinh dưỡng thì bón vôi để rửa mặn, bón vôi còn hạn chế hoặc tiêu diệt sự phát triển của nấm bệnh gây hại trong đất. Tuy nhiên phải bón đúng liều lượng cho từng loại đất chua nếu bón vôi cục, vôi bột quá liều và bón liên tục sẽ làm chai cứng, bạc màu đất.
Phân bón Văn Điển vừa cung cấp dinh dưỡng, canxi cho cây vừa cải tạo bồi dưỡng đất
Bên cạnh lân (P2O5) hữu hiệu = 16%; magie (MgO) = 15%; silic (SiO2) = 24% và vi lượng còn chứa 30% vôi (CaO) hữu hiệu, cùng với phân lân, các loại phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng chứa lượng vôi từ 6 – 15% tùy theo mỗi chủng loại và dòng sản phẩm.
Bón phân lân và phân đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc cung cấp cho đất đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng (13 loại dinh dưỡng) trong đó có chất vôi, chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn có thể thay thế bón vôi thuần túy, vừa cung cấp vôi cho dinh dưỡng cho cây trồng vừa bồi dưỡng cải tạo độ chua đất.
Điều đặc biệt là sử dụng phân bón Văn Điển thay thế việc bón vôi có lợi ích đặc biệt không hại đất, không làm chai cứng đất (bón vôi cục, vôi bột, không đúng kĩ thuật thường làm đất chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng dẫn đến bạc màu đất).
Khi dùng phân bón Văn Điển, hàm lượng vôi (CaO) trong phân thường tan từ từ, không tác động trực tiếp đến các Ion keo đất mà chỉ khử chua ngoài môi trường đất nên kết cấu đất hoàn toàn không bị phá vỡ, ngược lại dùng vôi bón trực tiếp nếu bón lượng quá cao hoặc bón liên tục thời gian dài Ca(OH)2 sẽ làm phân tán keo đất, giải phóng nhiều loại dinh dưỡng và rửa trôi đất, lâu ngày sẽ trở nên bạc màu, chai cứng cho nên có câu “bón vôi giàu đời cha, nghèo đời con” là vậy.
Mặt khác hàm lượng vôi trong phân bón Văn Điển có hiệu lực cộng hưởng tương hỗ giữa các yếu tố sinh dưỡng cũng được bón một lúc cao hơn rất nhiều so với các loại phân đơn hoặc phân NPK thông thường không chứa vôi.
Hướng dẫn sử dụng Phân lân nung chảy Văn Điển thay thế việc bón vôi cho cây trồng
Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng tiêu chuẩn quốc gia: P2O5dt = 15%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; vi lượng: B = 0,2%; Zn = 0,2%; Fe = 0,4%; Mn = 0,02%; Cu = 0,01%; Co = 0,04%; có độ pH = 8,0 tan hoàn toàn trong dịch chua của rễ cây tiết ra, tan trong đất chua, chua phèn trên các vùng đất phèn nặng và phèn trung bình.
Lượng lân Văn Điển khuyến cáo sử dụng từ 500 – 600kg/ha, bón trước khi sạ giống, các vùng đất chua, chua trung bình lượng bón từ 350 – 400 kg/ha. Bón trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ lúa, các loại cây rau màu, ngô, sắn, khoai thì được bón lót lượng bón từ 300 – 350 kg/ha.
Cây cà phê hồ tiêu phân lân nung chảy được bón lót trước khi trồng, lượng bón 500- 600 kg/ha hoặc bón sau thu trái (với cà phê, hồ tiêu kinh doanh) lượng bón: 450 – 500 kg/ha và bón thúc nuôi trái đầu mùa mưa lượng bón 400 – 500 kg/ha. Những vườn cà phê không chủ động tưới, có thể bón thêm đợt cuối mùa mưa lượng bón 350 – 400 kg/ha để dưỡng cây qua mùa khô.
– Đối với cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải… thời kỳ kinh doanh. Lân Văn Điển được khuyến cáo bón làm 2 đợt trong năm: Đợt 1, bón sau thu quả 20 – 25 ngày lượng bón từ 1,0 – 1,5 kg/cây. Đợt 2: Bón sau đậu quả 25 – 30 ngày, lượng bón: Từ 1,0 – 2,0 kg/cây.
– Đối với cam, bưởi, nhãn, vải trồng mới bón lót từ 2,0 – 2,5 kg/hố trước khi trồng 5 – 7 ngày.
Xem thêm : Sử thi là gì? 8 truyện sử thi kinh điển của Việt Nam và thế giới
– Đối với cây cao su: Lân Văn Điển được khuyến cáo bón đầu mùa mưa cho cao su kinh doanh, lượng bón 1.000 – 1.500 kg/ha. Riêng cao su trồng mới thì lượng lân Văn Điển dùng bón lót trước khi trồng cây con, lượng bón 500 – 800 kg/ha.
Hướng dẫn sử dụng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho một số cây trồng
Hàm lượng vôi có trong các dòng sản phẩm phân ĐYT NPK Văn Điển dao động từ 6% – 15% trong từng loại NPK, theo hướng dẫn bón cho từng loại cây, tỷ lệ ĐYT NPK Văn Điển đã được tính toán lượng vôi có trong từng sản phẩm phù hợp nhu cầu của từng loại cây trên từng loại đất cũng như mùa vụ gieo trồng một cách khoa học.
– Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây lúa
Bót lót: Có thể dùng một trong những loại phân lót sau: ĐYT NPK 6.11.3; ĐYT NPK 5.10.3; ĐYT NPK 10.7.3; ĐYT NPK 8.8.4; ĐYT NPK 10.10.5; các loại phân này bên cạnh các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali, magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng thì vôi (CaO), chiếm từ 6 – 15% trong mỗi loại phân khử chua và cung cấp canxi cho cây, lượng bón lót được khuyến cáo: 10 – 12 kg/sào (360m2), còn phân thúc có thể sử dụng một trong những dòng sản phẩm: ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 12.8.12; ĐYT NPK 14.6.8; ĐYT NPK 16.5.17; ĐYT NPK 22.5.11…
Các loại phân thúc bên cạnh N, P, K, MgO, SiO2, S, vi lượng, còn chứa lượng vôi từ 4 – 6%, thỏa mãn nhu cầu vôi cho cây lúa thời kỳ đẻ nhánh, làm dòng, lượng bón thúc được khuyến cáo từ 8 – 9 kg/sào (ĐYT NPK 16.5.17); từ 5 – 6 kg/sào (ĐYT NPK 22.5.11); từ 10 – 12 kg/sào đối với các loại còn lại.
– Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn, vải…)
Bón sau thu quả 20 – 25 ngày, sử dụng một trong các loại: ĐYT NPK 5.10.5; ĐYT NPK 6.11.3; ĐYT NPK 10.7.3… lượng bón từ 0,5 – 0,8 kg/gốc cùng với lân Văn Điển và phân hữu cơ. Bón thúc đón hoa, bón sau đậu quả, sử dụng một trong những loại sau:
ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 13.3.13; ĐYT NPK 12.8.12. lượng bón từ 1,0 -2,5 kg/gốc tùy theo tuổi cây và độ màu của đất.
– Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho rau, củ, quả
Sử dụng một trong các loại phân sau: ĐYT NPK 10.7.3; ĐYT NPK 8.8.4 hoặc ĐYT NPK 5.10.3 lượng bón từ 12 – 15 kg/sào, bón lót trước khi trồng cây con. Bón thúc sử dụng một trong các loại phân sau: ĐYT NPK 16.8.4; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 13.3.13; lượng bón từ 10 – 15 kg/sào, tùy theo loại rau, củ, quả rải phân trực tiếp vào luống xa gốc hoặc hòa loãng phân tưới.
Như vậy sử dụng phân bón Văn Điển sẽ mang lại lợi ích kép:
Một là: Cây trồng được cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng (13 loại), trong đó có chất vôi (CaO) thỏa mãn nhu cầu vôi của cây, cây khỏe, sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm thiểu sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hai là: Khử chua, cải tạo bồi dục lý hóa tĩnh cho đất, tăng kết cấu đất, cải thiện đoàn lạp, tăng độ xốp, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, lập lại cân bằng dinh dưỡng cho đất trồng trọt ở nước ta.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp