Tách hộ khẩu có được chia tài sản thừa kế không? (Cập nhật 2024)

Tách hộ khẩu có được chia tài sản thừa kế hay không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc và lo lắng khi đăng ký tách hộ với bố mẹ, ông bà, anh chị em với nhau để ra hộ riêng. Đây là điều dễ hiểu bởi tâm lý ở chung thì được hưởng di sản còn ở riêng sẽ không được nhận của bao người Việt. Tuy nhiên, để xác định được vấn đề này chúng ta cần đối chiếu với quy định của pháp luật cư trú và cả quy định về thừa kế-dân sự.

Tách hộ khẩu có được chia tài sản thừa kế không?
Tách hộ khẩu có được chia tài sản thừa kế không?

1. Mối quan hệ giữa tách khẩu và thừa kế

Để làm rõ được việc tách hộ khẩu có được chia tài sản hay không thì chúng ta cần phải hiểu được mối quan hệ giữa hai vấn đề pháp lý này.

1.1 Về tách hộ khẩu có được chia tài sản

Theo quy định của Luật cư trú năm 2020, điều kiện đặt ra để có thể thực hiện thủ tục tách hộ và được chấp nhận từ phía cơ quan nhà nước bao gồm:

– Chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký thường trú mới.

Theo đó, điều kiện về nhân thân của người đăng ký tách hộ chỉ có quy định về năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, không đặt những điều kiện về mối quan hệ gia đình giữa người đăng ký và các thành viên khác.

1.2 Về chia di sản thừa kế

Trong khi đó, quy định về thừa kế được nêu trong Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, quyền thừa kế được pháp luật công nhận dưới hai hình thức là: Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật.

– Người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Trường hợp người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc thì quyền thừa kế được xác định theo di chúc đó, trừ trường hợp những đối tượng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Như vậy, những vấn đề pháp lý đặt ra để xét quyền thừa kế chỉ thông qua mối quan hệ nhân thân về: huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân giữa người để lại di sản và người hưởng thừa kế. Chung hộ khẩu không phải tiêu chí để xét quyền này.

Xem mẫu đơn xin ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết: Mẫu đơn xin ly hôn

2. Tách hộ khẩu có được chia sản thừa kế không?

Dựa vào những phân tích trên ta có thể kết luận rằng câu hỏi tách hộ khẩu có được chia tài sản không có đáp án là việc tách khẩu không hề ảnh hưởng gì đến quyền nhận di sản thừa kế. Bởi:

– Nếu tài sản là tài sản chung của hộ gia đình thì ngay cả khi tách hộ, chủ thể vẫn được đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng tài sản của mình.

– Hộ khẩu chung hay tách không hề ảnh hưởng đến quyền thừa kế. Hệ thống quy định pháp luật không có đưa ra điều kiện hưởng thừa kế về hộ khẩu, địa chỉ của người hưởng thừa kế.

– Việc tách hộ chỉ liên quan đến thủ tục hành chính về cư trú để nhà nước quản lý dân cư, không quyết định đến quyền tài sản.

Như vậy, nếu chúng ta còn lo lắng việc tách hộ khẩu có được chia di sản hay không thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi quyền hưởng thừa kế của chúng ta vẫn sẽ được đảm bảo khi tách hộ. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ những băn khoăn nào về vấn đề này hay có tranh chấp, phát sinh xảy ra, hãy liên hệ với Công ty luật ACC chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Mail: [email protected]

Trân trọng!