Tài sản Nhà nước là gì?
Tài sản Nhà nước là tài sản được hình thành từ các nguồn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo định nghĩa nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/1998/NĐ-CP về quản lý tài sản Nhà nước.
Có thể kể đến một trong các loại tài sản Nhà nước gồm đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.
Bạn đang xem: Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Cũng tại Nghị định này, cụ thể là Điều 2, tài sản Nhà nước gồm các loại tài sản dưới đây: Đất đai; nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai và các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các loại tài sản khác.
Nói thêm, hiện nay chỉ có một số văn bản pháp luật còn giữ khái niệm tài sản Nhà nước như Điều 179 Bộ luật Hình sự có quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính về hành vi gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước được trực tiếp quản lý…
Còn hầu hết các văn bản pháp luật đã không còn đề cập đến khái niệm này. Theo đó, như tại Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã thay tài sản nhà nước thành tài sản công.
Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo quy định hiện nay, tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân bởi các nguyên nhân sau đây:
Xem thêm : Unit 6: Thì hiện tại đơn với động từ tobe
Trước đây, tại Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về hình thức sở hữu Nhà nước nhưng đến Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì chỉ quy định có ba loại hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu riêng. Do đó, không còn hình thức sở hữu tài sản Nhà nước tại Bộ luật Dân sự mới nhất.
Không chỉ vậy, Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã liệt kê các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm có đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản khác là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công có giải thích khái niệm tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý gồm các loại được căn cứ vào mục đích sử dụng như cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, phục vụ lợi ích quốc gia hoặc công cộng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân…
Do đó, hiện không còn quy định về việc sở hữu tài sản nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và là loại tài sản được Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền của chủ sở hữu với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Bởi vậy, tài sản của Nhà nước trong các văn bản pháp luật hiện nay hoặc đã được thay thế thành tài sản thuộc sở hữu toàn dân hoặc về bản chất thì cũng là tài sản thuộc sở hữu toàn dân để phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quan khác.
Khi đó, cá nhân hoặc pháp nhân sẽ được quyền sử dụng đất, khai thác các nguồn lợi từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả và song song với đó là phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với Nhà nước.
Ví dụ như cá nhân được giao sử dụng đất thì hằng năm phải nộp tiền thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Bộ luật Dân sự cũng có một số quy định về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân khi giao cho các cơ quan, đơn vị cụ thể, gồm:
– Đầu tư vào doanh nghiệp: Nhà nước sẽ thực hiện quyền của chủ sở hữu với tài sản đó. Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và tài sản khác do Nhà nước đầu tư,
– Giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang: Nhà nước sẽ kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. Đồng thời, cơ quan Nhà nước và đơn vị vũ trang được giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân có quyền quản lý, sử dụng tài sản đó đúng mục đích, theo quy định.
– Giao cho tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp: Nhà nước cũng thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và đối tượng được giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân nêu trên thực hiện quản lý, sử dụng đúng mục đích, phạm vi, cách thức, trình tự phù hợp với quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ nêu tại điều lệ của tổ chức đó…
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp