Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã tự hỏi rằng tại sao chính phủ không in tiền để phát cho người nghèo? Tôi thường nghe thấy ông A giàu hơn ông B vì ông A có nhiều tiền hơn ông B; rồi tôi ước mơ trở thành người lãnh đạo đất nước, sau đó in thật nhiều tiền để phát cho tất cả người dân. Như thế, đất nước của tôi sẽ không còn người nghèo nữa.
- Một hải lý bằng bao nhiêu km, mét? Cách tính nhanh nhất !
- 15 loại cây nên trồng trong nhà để không khí trong lành
- Có nên cho trẻ ăn óc lợn, tim gà?
- Family Health Service – Không Xác Định Được Các Tế Bào Vảy Không Điển Hình (ASCUS)
- Gia tốc là gì? Các công thức giúp tính toán gia tốc đơn giản, chính xác nhất
Lớn lên tí nữa, suy nghĩ đó phát triển thành “thay vì đi vay tiền, tại sao chính phủ không in tiền để trả nợ?”, “tại sao chính phủ không in thật nhiều tiền để quốc gia trở nên giàu có?”. Tôi đã từng có suy nghĩ sai lầm như thế trong một thời gian rất dài, cho đến khi tôi biết đến khái niệm thế nào là lạm phát.
Bạn đang xem: In tiền, lạm phát và trò lừa tăng trưởng GDP
Mối tương quan giữa cung tiền và lạm phát
Giả sử nền kinh tế Việt Nam sản xuất được 100 tô phở, tương đương giá trị là 3 triệu đồng, với mỗi tô giá 30,000 đồng. Sau đó, chính phủ bơm vào thị trường thêm 3 triệu đồng nữa; như vậy, nền kinh tế lúc này có 6 triệu đồng, nhưng thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ sản xuất được 100 tô phở, với mỗi tô phở lúc này sẽ có giá gấp đôi là 60,000 đồng. Nói ngắn gọn, việc in tiền chỉ làm hàng hóa trở nên đắt hơn, trong khi số lượng hàng hóa sản xuất ra vẫn không đổi. Quan trọng hơn, việc in tiền sẽ dẫn đến lạm phát, nếu chính phủ in quá nhiều tiền thì có thể dẫn đến tình trạng siêu lạm phát.
Làm sao để biết chính phủ in bao nhiêu tiền?
Trong thực tế, rất khó để một người không chuyên có thể đo lường được lượng cung tiền; đối với các nhà kinh tế, thông thường, họ dựa vào cung tiền M1 và M2. Nhưng có một cách khác là nhìn vào GDP danh nghĩa của một quốc gia. Tại sao?
Irving Fisher, một nhà kinh tế học Mỹ, đã đưa ra phương trình trao đổi như sau:
MV = PY
Xem thêm : BÀI 12. Văn minh Đại Việt
Trong đó: M là tổng lượng tiền lưu hành, V là tốc độ xoay vòng tiền tệ hay số lần một đơn vị tiền tệ được trao đổi trong một kỳ (01 năm), P là mức giá cả, Y là tổng sản lượng.
Mặc dù các Keynesian luôn chống đối thuyết số lượng tiền tệ, nhưng họ vẫn khó có thể phủ nhận ý nghĩa của phương trình và tính đúng đắn của nó trong dài hạn.
Y là GDP thực (real GDP), và PY chính là GDP danh nghĩa (nominal GDP); tương tự, khi ta lấy tổng lượng tiền nhân với số lần trao đổi của một đơn vị tiền tệ (MV) thì đó chính là GDP danh nghĩa. MV và PY đều thể hiện GDP danh nghĩa theo hai cách khác nhau; với V và Y ở mức ổn định, thì việc in tiền (M tăng) sẽ dẫn đến lạm phát (P tăng), cũng như GDP danh nghĩa tăng lên một cách “láu cá” trong khi tổng sản lượng thực tế không hề thay đổi.
Nó nói lên điều gì? Việc bơm tiền vào thị trường không giúp ích gì cho nền kinh tế trong dài hạn, thậm chí còn gây lạm phát, GDP danh nghĩa tăng lên nhưng khả năng sản xuất của nền kinh tế vẫn như trước.
Tác hại của việc in tiền để tăng GDP?
In tiền là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng, trong khi đó, thứ đánh đổi lại là sự lạm phát. Vì thế, bên cạnh con số tăng trưởng GDP 6.81% được tô hồng, là lượng cung tiền (M2) tăng đến 16% tại Việt Nam vào cuối năm 2017 – nghĩa là chính phủ bơm vào thị trường 16% lượng tiền chỉ để đổi lấy 6.81% tăng trưởng (!?)
Rõ ràng chúng ta có thể thấy trong thời gian gần đây, một tô phở bình dân tại Sài Gòn có giá 25,000 đồng đã tăng lên 30,000 đồng (tăng thêm 20%), trong khi tỷ lệ lạm phát được công bố bởi Tổng cục Thống kê chỉ ở mức 2.6% (!?). Không cần phải là một nhà kinh tế học, một người dân bình thường cũng có thể cảm nhận giá cả hàng hóa ở Việt Nam đang tăng rất nhanh qua từng năm, khác xa so với báo cáo từ cơ quan thống kê của chính phủ.
Xem thêm : Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
GDP chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để kiểm chứng sức khỏe của nền kinh tế, việc in tiền để theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng ảo sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai nền kinh tế Việt Nam. Nói về những thảm họa kinh tế từ việc in tiền, thế giới mới đây đã chứng kiến sự sụp đổ của Zimbabwe và Venezuela, đây là hai ví dụ nhãn tiền cho Việt Nam.
Một số người nói rằng việc in tiền là để giảm áp lực thu thuế của chính phủ, tôi không biết họ dựa trên cơ sở nào để nói như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng thuế, phí tại Việt Nam đang rất cao, chiếm 32% GDP, cao gần gấp đôi so với đề xuất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) – chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP. Nghĩa là, chính phủ vẫn in tiền, người dân vẫn đóng thuế, tiền tiết kiệm thì ngày càng mất giá. Đồng tiền mất giá sẽ gây khó khăn cho việc giao dịch và đầu tư, và từ đó có thể khiến tổng sản lượng thực tế suy giảm; bên cạnh đó là hàng loạt các câu hỏi về mức độ hiệu quả trong chi tiêu chính phủ.
Vậy chính phủ có nên in tiền hay không?
Thực tế, trong giai đoạn suy thoái, nhiều quốc gia thường tìm đến giải pháp in tiền, dưới hình thức là các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) – một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế. Thuật ngữ này trở nên phổ biến kể từ sau giai đoạn suy thoái năm 2008, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất đến mức gần 0% và không thể giảm được nữa, họ sử dụng đến các gói QE1, QE2, QE3 lần lượt vào các năm 2008, 2010, và 2012.
Để trả lời cho câu hỏi “chính phủ có nên in tiền hay không?”, ta phải xem xét mục đích in tiền của chính phủ là gì? In tiền có thể là một giải pháp hiệu quả tạm thời trong giai đoạn suy thoái, nhưng nó sẽ gây lạm phát trong nền kinh tế ổn định. Trong khi đó, việc bơm tiền vô tội vạ vào nền kinh tế để tạo tăng trưởng ảo lại càng thảm họa hơn, nó sẽ tích lũy một thứ bong bóng kinh tế khổng lồ, và một khi vỡ, sẽ dẫn đến một sự sụp đổ dây chuyền. Chưa kể, nó còn che giấu đi những căn bệnh thực sự của nền kinh tế bằng cách tiêm “thuốc giảm đau”, cụ thể là các gói kích cầu, thay vì bằng các chính sách tự do hóa kinh tế.
Là một monetarist, tôi ủng hộ cung tiền vừa đủ cho thị trường hàng hóa được lưu thông dễ dàng, đồng thời kịch liệt phản đối Ngân hàng Trung ương nới lỏng tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng của chính phủ. Nhớ rằng, phục vụ lợi ích chính trị chưa bao giờ là chức năng của một Ngân hàng Trung ương. Một đất nước giàu mạnh được thể hiện qua khả năng sản xuất, trình độ công nghệ, khả năng tiêu thụ, v.v. chứ không phải trên những con số vẽ vời. Để một quốc gia trở nên thịnh vượng, vì thế, “không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới” – Adam Smith.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp