Khi bị tràn dịch khớp gối, bệnh nhân rất khó khăn trong quá trình vận động và sinh hoạt. Để thúc đẩy thời gian phục hồi, bên cạnh việc đi khám và điều trị kịp thời, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, lựa chọn thực phẩm đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ khớp và ngăn ngừa biến chứng. Vậy tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?
Trước khi giải đáp vấn đề trên, chúng ta cần tìm hiểu qua gốc rễ hình thành chứng bệnh tràn dịch khớp gối. Trong khớp gối cần một lượng dịch giữ vai trò như chất bôi trơn giúp khớp gối cử động dễ dàng. Dù vậy, nếu lượng dịch tích tụ tăng bất thường sẽ dẫn đến tràn dịch khớp gối. Tình trạng này thường xảy ra sau chấn thương hoặc do hoạt động khớp gối gặp vấn đề “trục trặc”.
Bạn đang xem: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Triệu chứng cơ bản của căn bệnh này là khớp gối bị sưng tấy, nóng ran, phù nề kèm theo cảm giác đè nặng lên khớp gối. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau khó chịu dai dẳng, cũng như khó gập duỗi đầu gối, làm hạn chế vận động.
Để biết thêm thông tin về tràn dịch khớp gối, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC) qua video sau: XEM TẠI ĐÂY.
1. Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì là tốt nhất?
Để hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm cần thiết như sau:
- Cá béo giàu omega-3: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Omega-3 có tác dụng giảm tình trạng sưng khớp và làm dịu cơn đau. Ngoài ra, bổ sung Omega-3 còn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Thực phẩm giàu vitamin A, C và K như cà rốt, cải bó xôi, đu đủ, cà chua, dưa chuột, khoai lang, cam hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch cũng như chất lượng xương khớp.
- Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa như quả mâm xôi, nho đen và đỏ, dâu tây, việt quất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và chống các tác nhân gây viêm khớp.
- Tràn dịch khớp gối nên ăn gì? Thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt có công dụng giảm tổn thương khớp.
- Thực phẩm giàu Sulforaphane và Glucosinolate có kể đến các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh giúp làm chậm tổn thương sụn trong viêm khớp và ngăn chặn tình trạng viêm.
- Thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá, tôm, hàu và các sản phẩm từ sữa giúp hệ xương chắc khỏe, đồng thời giảm sưng viêm và phù nề.
- Bổ sung thực phẩm nhiều canxi như đậu bắp, đậu trắng, hạnh nhân, đậu phụ, các loại rau màu xanh thẫm… để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp, từ đó chống lại tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp.
- Sử dụng dầu oliu nguyên chất có chứa hợp chất Oleocanthal có đặc tính chống viêm tự nhiên.
- Tăng cường các loại gia vị chống viêm như nghệ, gừng, quế, đinh hương, ngải cứu,…
Dù những thực phẩm kể trên có lợi cho người mắc bệnh tràn dịch khớp gối nhưng bạn nên tránh lạm dụng, ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Ngoài ra, cần bổ sung canxi theo liều lượng bác sĩ chỉ định để phát huy công dụng hiệu quả.
2. Tràn dịch khớp gối nên kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh xa
Ngoài những thực phẩm nên ăn để kiểm soát hiện tượng tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cũng nên lưu ý kiêng ăn một số thực phẩm có thể làm tình trạng sưng và viêm nặng hơn. Cụ thể như:
- Đồ cay nóng như ớt tiêu, măng, cá ngừ, thịt bò… có thể làm tăng tiết dịch gây đau nhức.
- Đồ ăn chiên rán không tốt xương khớp, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Đồ nếp như xôi, ngô, khoai khiến tình trạng viêm sưng nặng hơn, từ đó càng kéo dài thời gian điều trị.
- Nội tạng động vật và đồ ăn nhiều muối làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, cùng lúc càng làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.
- Thực phẩm chế biến sẵn và bơ làm tăng lượng lipid và gây viêm sưng.
- Rượu bia và chất kích thích làm tăng lượng dịch tụ khớp gối.
Xem thêm : Nên ăn sáng gì trước khi đi thi? Những món ăn kiêng kỵ trong mùa thi
Chế độ ăn uống phù hợp cho người tràn dịch khớp gối như thế nào?
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Sử dụng sản phẩm ở dạng luộc, hấp, hạn chế chiên và xào vì nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường các nhóm thực phẩm có lợi và tránh xa thực phẩm có hại.
Ngoài ra nên:
- Kết hợp vận động nhẹ nhàng để duy trì sự linh hoạt cho khớp. Không vận động mạnh.
- Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khớp như Chondroitin, Glucosamine để tăng khả năng phục hồi sụn khớp gối.
Hiện nay, thực phẩm bổ sung Glucosamine/Chondroitin/MSM của thương hiệu Trace Minerals Research được tin chọn phổ biến với khả năng giúp tái tạo cũng như tăng cường kết cấu sụn khớp và duy trì dịch nhờn sụn khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt. Đồng thời, sản phẩm có 72 thành phần khoáng chất cô đặc dạng ion giúp tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn trả lời được câu hỏi tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, nếu người bệnh xuất hiện những cơn đau bất thường, kéo dài và thường xuyên tái phát thì nên đi thăm khám để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời.
Bài viết xem thêm: > Triệu chứng và cách điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả > Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tràn dịch khớp cổ chân
Phòng khám ACC(thành viên của Tập đoàn FV) là một trong những chuyên khoa điều trị các bệnh xương khớp hàng đầu tại Việt Nam theo tiêu chí KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT.
Đặc biệt với đội ngũ 100% bác sĩ chuyên khoa người nước ngoài giỏi chuyên môn, ACC đã điều trị thành công hàng trăm ca đau khớp gối cấp và mãn tính trên toàn quốc. Phương pháp điều trị tối ưu tại ACC là kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu (bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh khớp gối, kết hợp trị liệu chiếu tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave nhằm giảm tình trạng sưng viêm đáng kể).
Xem thêm : Top 15 tiền điện tử đáng mua bán đầu tư nhất năm 2024 theo cryptocurrency market cap
Ngoài ra, bác sĩ ACC còn tư vấn lời khuyên bệnh nhân tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì, chế độ sinh hoạt tại nhà như thế nào để nhanh hồi phục. Liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống
Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM – SĐT: (028) 3939 3930
Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TPHCM – SĐT: (028) 3838 3900
Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – SĐT: (024) 3265 6888
Chi nhánh 4: 112 – 116, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng – SĐT: (0236) 3878 880
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp