1. Thời gian tạm giữ là bao lâu?
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:
– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bạn đang xem: Bị tạm giam bao lâu thì được tại ngoại?
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
2. Bị tạm giam bao lâu thì được bảo lĩnh để tại ngoại?
Xem thêm : Năm 2023 Nam tuổi Mậu Ngọ 1978 sao nào chiếu mệnh
Pháp luật mới chỉ quy định cụ thể về thời hạn tạm giam như đã nêu ở phần trên mà không quy định bị tạm giam bao nhiêu lâu thì được bảo lĩnh để tại ngoại.
Theo đó, trong quá trình tạm giam, bị can có thể được bảo lĩnh tại ngoại nếu đủ điều kiện theo quy định.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Trong đó, điều kiện cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh như sau:
Xem thêm : Cách làm trà lá ổi để giảm cân tại gia
– Với cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh: Có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình và phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
– Với cá nhân nhận bảo lĩnh:
- Là người đủ 18 tuổi trở lên;
- Nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định;
- Có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh
- Phải làm giấy cam đoan (không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ theo quy định) có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
3. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định bảo lĩnh gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh gồm:
- Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh;
- Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can;
- Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh);
- Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh;
- Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.
Trên đây là giải đáp về Bị tạm giam bao lâu thì được tại ngoại? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp