Tạm khóa báo có là gì? Dòng tiền của tài khoản tạm khóa báo có?

1. Tạm khóa báo có là gì?

Trong các dịch vụ được Ngân hàng cung cấp, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho khách hàng. Đây cũng là nội dung cần thực hiện theo quy định chung. Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, về Tạm khóa tài khoản thanh toán.

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”

Việc tạm khóa tài khoản thanh toán có thể thực hiện với hai chiều. Hoặc chỉ khóa báo có được gọi với thuật ngữ là tạm khóa báo có. Với tính chất giao dịch được thực hiện có thể là chuyển tiền đi hoặc nhận tiền chuyển đến. Với tài khoản được nhận tiền đến, tức là phát sinh theo số tiền cộng vào tài khoản. giúp làm tăng thêm số dư của tài khoản khách hàng. Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ thông báo tài khoản “ghi có”.

Tạm khóa báo có tài khoản là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng. Hoạt động được thực hiện trong nghiệp vụ của ngân hàng trong các dịch vụ đang cung cấp. Nó có thể được thực hiện với yêu cầu của một số chủ thể có quyền. Hoặc ngân hàng thấy việc tạm khóa bảo đảm các quyền lợi của khách hàng đang có nguy cơ bị xâm phạm. Với giao dịch ghi có bị tạm dừng, các khoản tiền chuyển đến trong khoảng thời gian tạm khóa sẽ không được cộng vào tài khoản nhận. Nói cách khác đây là hoạt động khóa một chiều đối với tài khoản của khách hàng.

Theo đó, về nguyên tắc, tài khoản tạm khóa báo có sẽ không nhận được các khoản tiền chuyển đến. Bắt đầu tính từ thời điểm khách hàng thực hiện tạm khóa một chiều. Các khoản tiền chuyển đến sẽ được treo trên hệ thống ngân hàng và được nhân viên giải quyết theo quy định và nghiệp vụ ngân hàng. Và đương nhiên với các tính chất thực hiện theo chiều ghi có bị tạm khóa. Đây thường là thực hiện theo các yêu cầu được khách hàng đưa ra. Và để mở khóa báo có, khách hàng cũng hoàn toàn có thể thông báo ý chí của mình đến ngân hàng.

Với các yêu cầu tạm khóa của khách hàng yêu cầu. Việc tạm khóa giúp các đối tác hay người thân không thể chuyển các khoản thanh toán cho họ. Khi đó, khách hàng có thể yên tâm quyền lợi khi thẻ bị mất cắp; hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh. Thường khi có vấn đề xảy ra trên thực tế, khách hàng có thể thực hiện các yêu cầu này để bảo đảm tính chất giao dịch. Tránh bị kẻ xấu lợi dụng, mạo danh để đánh cắp tiền.

2. Nghiệp vụ xử lý với giao dịch đến tài khoản:

Trong thời gian tài khoản tạm khóa báo có, các giao dịch chuyển tiền đến vẫn có thể được thực hiện. Khi mà mọi người không biết chủ thẻ đang thực hiện khóa một chiều. Do đó, các ý chí trong tạm khóa giúp tài khoản không chuyển đến thẻ của chủ sở hữu. Tuy nhiên nó đã bị trừ trong giao dịch mà người chuyển thực hiện. Nếu có người không biết vẫn chuyển tiền vào tài khoản đó thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Bởi chưa xác định được đối tượng nhận. Với các xác định chủ sở hữu với tài sản, cần thiết thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi đó, khoản tiền được treo trên hệ thống ngân hàng và chờ nhân viên tiếp nhận xử lý.

Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), tùy theo tiến độ và hoạt động được thực hiện. Nếu tài khoản tạm khóa báo có của người nhận không mở lại, do các ý chí của chủ thể chưa được thực hiện. Cũng như không có các ý chí khác được phản ánh, thì tiền sẽ được trả về cho người gửi. Nó bảo đảm cho các giao dịch được thực hiện đúng tính chất. Khi không có người nhận, ngân hàng phải đảm bảo trả về cho bên gửi để tránh tranh chấp. Đặc biệt khi các khoản tiền là tài sản, ngân hàng phải tiếp nhận và xử lý sự cố nhanh nhất. Giúp các bên có thông tin để thực hiện các hướng giải quyết.

3. Chủ tài khoản với tạm khóa báo có:

Trước tiên, với quyền lợi của mình, chủ tài khoản có thể thực hiện tạm khóa hay chấm dứt tạm khóa. Các ý chí này được phản ánh với nhu cầu cơ bản và thông thường. Nhằm bảo đảm các an toàn hay lợi ích họ muốn giữ. Trong đó, các thỏa thuận có thể được thực hiện với ngân hàng nhằm cung ứng các dịch vụ thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ thực hiện việc xử lý các lệnh thanh toán. Đây cũng thuộc về nghĩa vụ trong nhóm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho người dùng. Khách hàng hoàn toàn có thể thể hiện ý chí của mình bằng cách thông báo đến ngân hàng.

Việc gửi thông báo có thể được tiến hành trực tiếp tại các quầy giao dịch. Đây là cách thức nhanh nhất giúp ý chí của chủ tài khoản được phản ánh và giải quyết nhanh nhất. Ngoài ra họ có thể thông báo trên các nền tảng khác, hay gọi điện. Khi đó, họ phải chứng minh được tính chất chủ sở hữu của mình. Thông qua các thông tin cá nhân liên quan cung cấp cho ngân hàng trước khi thể hiện nhu cầu.

Tùy theo nhu cầu riêng mà khách hàng có thể yêu cầu tạm khóa báo có tài khoản. Thông thường các lý do thường được khách hàng đưa ra để đề nghị tạm khóa báo có tài khoản là thẻ bị mất cắp, phát hiện các cuộc mạo danh… Cũng như các yêu cầu trong mở khóa báo có theo nhu cầu.

4. Các chủ thể đặc biệt tạm khóa báo có:

Tài khoản ngân hàng cá nhân có thể bị quản lý và kiểm soát trong một số trường hợp. Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý. Việc tiến hành phong tỏa tài khoản hay tạm khóa giúp các giao dịch mới không phát sinh. Nó giúp cơ quản quản lý tập chung vào các hoạt động được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Cũng như bảo đảm không thất thoát các khoản giao dịch đi. Không nhận vào những khoản giao dịch đến.

Hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch thì tài khoản cũng có thể tạm khóa. Nhằm thực hiện các thao tác trong điều chỉnh hay khắc phục. Tránh các rủi ro hay nghiêm trọng phát sinh.

5. Dòng tiền của tài khoản tạm khóa báo có:

Sau khi tạm khóa báo có tài khoản, số tiền chuyển khoản vào sẽ bị treo trên hệ thống. Với các tính chất khóa một chiều đối với tài khoản người nhận, ngân hàng sẽ làm việc và giải quyết theo quy định. Trong đó, có thể sẽ hoàn trả lại tài khoản gửi trong thời gian 2-3 ngày làm việc tiếp theo của ngân hàng. Với thời gian này không tín đến ngày nghỉ cuối tuần. Điều này được tiến hành nếu trong khoảng thời gian đó, tài khoản người nhận chưa được mở lại. Có thể dựa trên ý chí của người nhận hoặc do tính chất theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, nếu chủ tài khoản yêu cầu mở khóa báo có trong khoảng 1-2 ngày sau đó. Như vậy số tiền gửi lúc đó vẫn được treo trên hệ thống của ngân hàng. Trong hoạt động chuyển và nhận tiền được ngân hàng cung cấp, thì số tiền này có thể tiếp tục “ghi có” vào tài khoản nhận. Tức là với các yêu cầu mở tài khoản đồng nghĩa với đón nhận khoản gửi đến. Khoản tiền được cộng vào tài khoản của họ theo ý chí của cả người gửi và người nhận. Hoặc hoàn trả lại tài khoản gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản (theo quy định của mỗi ngân hàng).

Các tính chất trong thời gian làm việc hay thực hiện giải quyết phụ thuộc vào quy định và khối lượng công việc của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, nó luô đảm bảo có một hai ngày nhất định để người nhận thể hiện ý chí của mình. Trước khi chuyển trả lại cho người gửi trong nội dung công việc ngân hàng cần thực hiện.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

THAM KHẢO THÊM: