Tham khảo cách chế biến và những công dụng bất ngờ của tắm lá ngải cứu

Nước uống hoặc món ăn với ngải cứu được sử dụng nhiều trong Đông Y với tác dụng đa dạng và hiệu quả, nhưng hẳn nhiều người vẫn còn mới mẻ với khái niệm “tắm lá ngải cứu”. Vậy thì thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo chi tiết cách chế biến và những công dụng bất ngờ của phương thuốc này nhé!

Tham khảo cách chế biến và những công dụng bất ngờ của tắm lá ngải cứu

1. Cách phương thuốc tắm lá ngải cứu được sử dụng trong chữa bệnh Đông Y

Ngải cứu vốn là loại cây được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y dưới dạng chế biến chủ yếu là đun nước uống hoặc nấu với món ăn. Ngải cứu thường được sử dụng chữa các bệnh bên trong như: an thai, điều hòa kinh nguyệt, đau buốt xương khớp, cơ thể suy nhược…

Nhưng một phương thức khác để biến ngải cứu thành thuốc chữa bệnh ngoài da là tắm lá ngải cứu. Vì lá ngải cứu có thể giúp giải độc, chữa các bệnh ngoài da như rôm sẩy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có thể dưỡng da, làm trắng và chống lão hóa ở người lớn.

Cách thức chế biến và sử dụng cũng rất dễ dàng và hiệu quả nhanh.

2. Cách biến ngải cứu thành nước tắm chữa bệnh ngoài da

B1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chọn lá ngải cứu có màu tươi, mới. Lá non sẽ có nhiều dưỡng chất tốt hơn lá già.
  • Vệ sinh lá ngải cứu thật kỹ, để tránh lá còn dính bẩn, bụi hoặc côn trùng nhỏ sẽ làm tổn thương thêm phần da bị mẩn đỏ hoặc rôm sẩy (ở trẻ nhỏ).
  • Tùy vào độ mẩn ngứa trên da mà sử dụng lượng nước vừa phải.

B2: Chuẩn bị nước tắm

  • Cho nước cùng lá ngải cứu vào nồi đun đến khi lá ngải cứu chuyển màu vàng, khi đó là các chất tinh dầu đều đã được tiết vào nước, hiệu quả sử dụng ở mức cao nhất.
  • Đun trên lửa to và nắp nồi đậy kín.

B3: Cách sử dụng nước tắm

  • Sau khi đun và có nước với tinh dầu lá ngải cứu, chắt bỏ phần bã, pha thêm nước lá thu được với nước lạnh/ nóng để có nhiệt độ nước tắm phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Có thể kết hợp thêm với nước cốt chanh để tăng hiệu quả sử dụng.
  • Sau khi tắm, nên lau lại người bé bằng nước ấm không để rửa sạch hết nếu có bụi hoặc bã lá dính trên người bé.
Cách tắm lá ngải cứu hiệu quả và đúng cách cho trẻ

3. Những lưu ý khác dành cho mẹ khi tắm lá ngải cứu cho trẻ

  • Nguồn gốc lá ngải cứu nên được kiểm chứng rõ ràng. Tránh sử dụng lá sâu bệnh, bị phun thuốc hóa học, quá non hoặc quá già, tránh làm bệnh ngoài da của bé thêm nghiêm trọng.
  • Nên chú ý lượng nước và lá mỗi khi sử dụng, chỉ sử dụng với đúng độ mẩn ngứa và nổi rôm của bé, không phải càng nhiều càng tốt. Nếu quá nhiều, sẽ dễ bị kích ứng da.
  • Mỗi trẻ có nhiều cơ địa da khác nhau, trước khi áp dụng phương pháp, mẹ nên kiếm tra liệu bé có bị dị ứng hay kích ứng không bằng cách thử trên da bé với nước lá ngải cứu và khi không có phản ứng da nào mẹ mới có thể bắt đầu áp dụng.
  • Nếu như qua thời gian 2-3 tuần không thấy bé có dấu hiệu cải thiện, mẹ nên xin ý kiến bác sĩ da liễu hoặc đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín.

Tham khảo thêm:

Những lỗi dễ mắc phải và cách khắc phục cho mẹ khi tắm lá kinh giới cho trẻ

Cách tắm lá khế dễ dàng và hiệu quả nhất không phải ai cũng biết