Tâm lý học bắt nguồn từ đâu, khi nào? Ai là người đã biến nó thành một bộ môn khoa học? Bộ môn tâm lý học đã phát triển như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Truy Tìm Nguồn Gốc Của Tâm Lý Học
Các Giai Đoạn Hình Thành Và Phát Triển Tâm Lý Học
Nền Tảng Của Tâm Lý Học: Triết Học Và Sinh Lý Học
Trước khi tâm lý học xuất hiện như một bộ môn riêng biệt vào cuối những năm 1800, nó xuất hiện từ thời kỳ đầu của người Hy Lạp. Trong thế kỷ 17, nhà triết học người Pháp René Descartes đã đưa ra ý tưởng về thuyết nhị nguyên, khẳng định rằng tâm trí và cơ thể là hai thực thể tương tác tạo ra trải nghiệm của con người. Và trong khi các nhà triết học sơ khai dựa vào các phương pháp như quan sát và lập luận thì các nhà tâm lý học ngày nay sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu và đưa ra kết luận về suy nghĩ và hành vi của con người.
Sinh lý học cũng đóng góp những ứng dụng nhất định về các phương pháp luận khoa học vào việc nghiên cứu suy nghĩ và hành vi của con người nói riêng và cho sự phát triển của tâm lý học nói chung.
Tâm Lý Học Phát Triển Thành Một Bộ Môn Riêng Biệt
Vào giữa những năm 1800, nhà sinh lý học người Đức, Wilhelm Wundt, đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để điều tra các phản ứng. Cuốn sách Các nguyên tắc của Tâm lý học Sinh lý (Principles of Physiological Psychology) xuất bản năm 1873 của ông đã phác thảo nhiều mối liên hệ chính giữa khoa học sinh lý học với việc nghiên cứu suy nghĩ và hành vi của con người. Sau đó, ông mở phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới vào năm 1879 tại Đại học Leipzig (Đức). Sự kiện này đã được coi là sự khởi đầu chính thức của tâm lý học như một bộ môn khoa học riêng biệt và khác biệt.
Khi đó Wundt nhìn nhận tâm lý học như một ngành học này nghiên cứu về ý thức của con người và tìm cách áp dụng các phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu về cách thức bộ não xử lý (internal mental processes). Mặc dù quá trình nội quan (introspection) của Wundt- hay xem xét nội tâm – ngày nay được cho là không đáng tin cậy nhưng những công trình nghiên cứu đầu tiên của Wundt đã giúp tạo tiền đề cho các phương pháp thực nghiệm tâm lý trong tương lai.
Thuyết Cấu Trúc (The Structuralism) – Trường Phái Tư Tưởng Đầu Tiên Của Tâm Lý Học
Edward B. Titchener – một trong những học trò nổi tiếng nhất của Wundt – đã tiếp nối với sự ra đời của trường phái tư tưởng được coi là đầu tiên của ngành tâm lý học là Thuyết cấu trúc (the structuralism). Theo đó, ý thức của con người có thể được chia thành các phần nhỏ hơn. Khi diễn ra quá trình nội quan (introspection), các đối tượng sẽ cố gắng chia tách sự hưởng ứng và phản ứng đối với cảm giác và nhận thức cơ bản nhất.
Tuy nhiên, ngoài những nhấn mạnh vào nghiên cứu khoa học, các phương pháp của Thuyết cấu trúc lại không đáng tin cậy, còn nhiều hạn chế và chủ quan. Khi Titchener qua đời vào năm 1927, thuyết cấu trúc cũng tàn lụi theo ông.
Thuyết Chức Năng (The Functionalism) – William James
Tâm lý học phát triển mạnh mẽ ở Mỹ trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1800 và William James nổi lên như một trong những nhà tâm lý học lớn của Mỹ trong thời kỳ này với cuốn sách kinh điển Các nguyên tắc của Tâm lý học (The Principles of Psychology).
Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành sách giáo khoa trong tâm lý học và những ý tưởng của ông cuối cùng đã trở thành cơ sở cho một trường phái tư tưởng mới được gọi là Thuyết chức năng. Trọng tâm của Thuyết chức năng xem xét về cách mà hành vi của con người hoạt động nhằm giúp cải thiện đời sống của mỗi cá nhân trong môi trường của họ. Thuyết này cũng cho rằng mỗi hành vi hay trạng thái tinh thần (vui vẻ, tin tưởng, sợ hãi, đau đớn) hình thành nhờ chức năng của chúng và mối liên hệ nhân quả với các trạng thái khác. Các nhà chức năng học sử dụng các phương pháp như quan sát trực tiếp để nghiên cứu tâm trí và hành vi của con người.
Sau này, thuyết chức tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà tâm lý học và các học thuyết về suy nghĩ và hành vi của con người.
Cả thuyết cấu trúc và thuyết chức năng đều nhấn mạnh đến ý thức của con người, nhưng quan niệm của mỗi trường phái về ý thức khác nhau đáng kể. Trong khi thuyết cấu trúc tìm cách chia tách cách mà não bộ xử lý thành những phần nhỏ nhất, thì thuyết chức năng lại tin rằng ý thức tồn tại như một quá trình liên tục và thay đổi.
Xem thêm : 10 cách trị nám da bằng nghệ cực kỳ hiệu quả, an toàn, dễ làm
>>> Tham Khảo: 20 Phân Ngành Tâm Lý Học
Sự Xuất Hiện Của Phân Tâm Học (Psychoanalysis)
Một bác sĩ người Áo là Sigmund Freud đã thay đổi cục diện tâm lý học một cách ngoạn mục khi đề xuất một lý thuyết về nhân cách (nhân cách ở đây hiểu theo nghĩa là đặc điểm, tính chất bên trong con người) và lý thuyết của ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của vô thức.
Do yếu tố công việc gắn với những bệnh nhân mắc chứng kích động (hysteria) và các hội chứng khác, Freud đã tin rằng những trải nghiệm thời thơ ấu và những tác động vô thức góp phần vào sự phát triển nhân cách và hành vi của người trưởng thành.
Trong cuốn sách The Psychopathology of Everyday Life, Freud đã trình bày chi tiết cách những suy nghĩ và tác động vô thức này được thể hiện như thế nào, thường là qua lỗi trong lời nói, trí nhớ hoặc hành động và những giấc mơ. Theo Freud, rối loạn tâm lý là kết quả khi những xung động trong vô thức trở nên cực đoan hoặc mất cân bằng.
Lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud đề xuất đã có tác động to lớn đến tư tưởng thế kỷ 20 trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù ngày nay có nhiều sự hoài nghi đối với thuyết phân tâm nhưng ảnh hưởng của nó đối với tâm lý học là không thể phủ nhận.
Bạn có thể tham khảo bài viết về sự khác biệt giữa psychotherapy (tâm lý trị liệu) và psychoanalysis (phân tâm học) tại đây.
Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Hành Vi (Behaviorism)
Tâm lý học đã thay đổi đáng kể vào đầu thế kỷ 20 khi một trường phái tư tưởng khác được gọi là chủ nghĩa hành vi vươn lên thống trị. Chủ nghĩa tâm lý học hành vi bác bỏ thuyết vô thức và ý thức của tâm trí. Thay vào đó, chủ nghĩa hành vi cố gắng đưa tâm lý học trở thành một ngành khoa học hơn bằng cách tập trung hoàn toàn vào hành vi có thể quan sát được của con người.
Có thể kể đến đầu tiên là công trình nghiên cứu của một nhà sinh lý học người Nga tên là Ivan Pavlov. Nghiên cứu của Pavlov về hệ tiêu hóa của chó đã dẫn đến việc khám phá ra Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning), cho rằng các hành vi có thể được học thông qua các liên kết có điều kiện. Pavlov đã chứng minh rằng quá trình học hỏi này có thể được ứng dụng nhằm tạo mối liên hệ giữa kích thích môi trường và kích thích xuất hiện tự nhiên.
Cùng với Pavlov, John B. Watson cũng là một nhà tâm lý học nổi tiếng theo chủ nghĩa hành vi. Ông nổi tiếng với cuốn Psychology as the Behaviorist Views It (1913) – phác thảo những nguyên lý cơ bản và sau đó tiếp tục đưa ra định nghĩa trong cuốn Behaviorism (1924) rằng: “Chủ nghĩa hành vi … cho rằng đối tượng của tâm lý con người là hành vi của con người. Chủ nghĩa hành vi tuyên bố rằng ý thức không phải là một khái niệm xác định cũng không phải là một khái niệm có thể sử dụng được.”
Hàng chục năm sau, nhà tâm lý học B.F. Skinner đã nâng chủ nghĩa hành vi lên một tầm cao mới với lý thuyết Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning), chứng minh tác động của “thưởng và phạt” đối với hành vi.
Đến ngày nay, các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học hành vi vẫn được ứng dụng rộng rãi. Các kỹ thuật trị liệu như phân tích hành vi (behavior analysis), sửa đổi hành vi (behavioral modification) và phần thưởng hữu hình (token economies) thường được sử dụng để giúp trẻ học các kỹ năng mới, xoá bỏ các hành vi không tốt, và đồng thời được ứng dụng trong nhiều tình huống từ nuôi dạy con cái cho đến giáo dục.
>>> Tham Khảo: Liệu Pháp Hành Vi Nhận Thức
Thế Lực Thứ Ba Trong Tâm Lý Học – Tâm Lý Học Nhân Văn (Humanistic Psychology)
Vào nửa sau của thế kỷ 20, một trường phái tư tưởng mới được gọi là tâm lý học nhân văn đã xuất hiện hay còn gọi là “thế lực thứ ba” trong tâm lý học khi đứng song song cùng thuyết phân tâm và chủ nghĩa hành vi, nhấn mạnh rằng những trải nghiệm có ý thức của nó. Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers thường được coi là một trong những người sáng lập ra trường phái tư tưởng này và ông đặt niềm tin rất lớn vào sức mạnh của ý chí tự do và quyền tự quyết.
Xem thêm : Mẹo khử mùi thuốc lá trong miệng hiệu quả
Nhà tâm lý học Abraham Maslow cũng đóng góp vào tâm lý học nhân văn với lý thuyết về tháp nhu cầu và động lực của con người. Lý thuyết này cho rằng con người được thúc đẩy bởi những nhu cầu ngày càng phức tạp. Khi những nhu cầu cơ bản nhất được đáp ứng, mọi người sẽ có động lực để theo đuổi những nhu cầu cao hơn.
>>> Tham Khảo: Liệu Pháp Thân Chủ Trọng Tâm
Tâm Lý Học Nhận Thức (Cognitive Psychology)
Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, tâm lý học nhận thức bắt đầu thay thế phân tâm học và chủ nghĩa hành vi, trở thành cách tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu tâm lý học. Các nhà tâm lý học vẫn quan tâm đến việc xem xét các hành vi có thể quan sát được nhưng họ cũng quan tâm đến những gì đang diễn ra bên trong tâm trí.
Kể từ đó, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những khái niệm như nhận thức, trí nhớ, khả năng quyết định và giải quyết vấn đề, trí thông minh và ngôn ngữ. Sự ra đời của các công cụ chụp não như quét MRI và PET đã giúp cải thiện khả năng trong việc nghiên cứu kỹ hơn các hoạt động bên trong não bộ con người.
Lời Kết: Tâm Lý Học Tiếp Tục Phát Triển
Tâm lý học đã phát triển và thay đổi đáng kể từ khi bắt đầu chính thức trở thành một bộ môn khoa học độc lập. Nghiên cứu gần đây trong tâm lý học xem xét nhiều khía cạnh hơn của trải nghiệm con người, từ những ảnh hưởng sinh học đến hành vi và đến tác động của các yếu tố xã hội và văn hóa.
Ngày nay, phần lớn các nhà tâm lý học không xác định mình theo một trường phái tư tưởng nào. Thay vào đó, họ thường tập trung vào một quan điểm chuyên môn cụ thể và thường lấy ý tưởng từ nhiều nền tảng lý thuyết. Cách tiếp cận này đã đóng góp những ý tưởng, lý thuyết cũng như kiến thức tâm lý học mới để tiếp tục định hình tâm lý học trong tương lai.
Nguồn: Verywellmind – The Origins of Psychology
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt – Pháp:
–
Viện Tâm lý Việt – Pháp
Trụ sở chinh & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp