- Những điều cơ bản về hình chữ nhật có mấy trục đối xứng bạn cần biết
- 1 ly sinh tố mãng cầu bao nhiêu calo? Ăn mãng cầu có béo không? Và đây là câu trả lời bạn đang tìm kiếm
- 280+ Tên con gái họ Đinh đáng yêu, cá tính, độc đáo, dễ nhớ
- 26/10 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023
- Tiêu chuẩn thi Hoa hậu Việt Nam là gì? Bật mí tiêu chí, thể lệ cuộc thi
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập hóa như hiện nay thì hoạt động logistics, xuất nhập khẩu ngày càng được chú trọng để giao thương quốc tế, thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Chính vì vậy mà các thuật ngữ trong lĩnh vực này xuất hiện trong đời sống ngày càng nhiều, và để giao lưu quốc tế chúng ta cần biết nghĩa của chúng trong tiếng anh. Vậy tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật ACC.
Bạn đang xem: Tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì? – Luật ACC
1. Tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì?
Trước khi tìm hiểu tạm nhập, tái xuất trong tiếng anh là gì, quý bạn đọc cần hiểu thuật ngữ này trong tiếng Việt để hiểu cụ thể được vấn đề và hình dung được thông tin mà nó hướng tới. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập, tái xuất trong tiếng anh là Temporary import and re-export. Trong đó, tạm nhập là “temporary import” và tái xuất là “re-export”.
Có một khái niệm trái ngược lại với “tạm nhập, tái xuất” là “tạm xuất, tái nhập”. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Đặc trưng ra sau? Mời quý bạn đọc tham khảo thêm Bài viết Tạm xuất tái nhập là gì? [Cập nhật năm 2022]
2. Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về kinh doanh tạm nhập tái xuất cụ thể như sau:
– Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
Xem thêm : Thuyết Minh Về Cây Lúa
+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
– Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định. Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Xem thêm : Củ dền: Lợi ích và tác hại
– Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1 Có mấy hình thức tạm nhập, tái xuất?
Theo quy định tại nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất, bao gồm:
Thứ nhất, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh.
Thứ hai, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn.
Thứ ba, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
Thứ tư, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Thứ năm, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.
3.2 Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp