Bài tập tích lũy

So sánh giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động?

_Điểm giống: Cả hai đều tăng tỉ lệ thuận với kết quả lao động trong một đơn vị thời gian, cụ thể, cả hai đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn

_Điểm khác:

Tăng năng suất lao động Tăng cường lao động

Sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm

  • Giảm hao phí do thay đổi cách thức lao động. Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động là các yếu tố về trình độ tay nghề, công nghệ, mức độ thuần thục, kĩ năng kỹ xảo của người lao động cũng như phương pháp lao động của họ. Vì thế tăng năng suất lao động làm tăng hiệu quả lao động, giảm mệt mỏi, hao phí sức lực trong quá trình sản xuất

  • Không thay đổi do cách thức lao động không thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu của tăng cường độ lao động là tăng mức khẩn trương của lao động, người lao động phải làm việc nhanh hơn nhiều trong cùng một đơn vị thời gian

Giá thành (giá trị) sản phẩm

  • Giảm giá trị – Không ảnh hưởng

Sức sản xuất – Vô hạn do có tác dụng tích cực vì phụ thuộc vào nhiều máy móc, kỹ thuật và không ảnh hưởng đên sức khoẻ của con người. Vì thế, làm tăng năng suất lao động đó mới là cách làm tăng hiệu quả sản xuất lâu dài bền vững

  • Có giới hạn (do trình độ khoa học không ngừng tăng lên nhưng cường độ lao động thì chỉ tăng lên đến một giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc sức người. Nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người)

Liên hệ hai quá trình này trong doanh nghiệp nước ta hiện nay?

Cách mạng công nghiệp 4 đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ đến khối doanh nghiệp. Vì thế, tăng cường trình độ công nghệ là một trong những giải pháp nổi bật được áp dụng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Việc tiếp cận những thành tựu của Cách mạng 4. là cơ hội để giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Như ta đã biết, tăng cường năng suất lao động và tăng cường lao động là tăng tỉ lệ thuận với kết quả lao động trong một đơn vị thời gian. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp rất có tiềm năng, một số doanh nghiệp đã áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối, tiêu dùng… Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4 giúp giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất lao động trong chính các ngành vốn đang sử

dụng rất nhiều lao động. Nhờ đó, giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ.