Mạch gỗ là gì? Là một trong các dòng vận chuyển vật chất của cây, thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác về mạch gỗ, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin chi tiết nào dưới đây của sieusach.info
Mạch gỗ là gì?
Mạch gỗ hay còn gọi là dòng đi lên, vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa tới các vị trí khác của cây. Nói cách khác, mạch gỗ là một loại mạch vận chuyển nước và ion khoáng ở cây trên cạn. Đây là mô dẫn truyền chất lỏng từ phía dưới (rễ) lên phía trên (thân và lá) của thực vật, nó tương tự như mạch máu của động vật.
Bạn đang xem: Mạch gỗ là gì: Cấu tạo, vai trò, Tế bào mạch gỗ của cây gồm?
Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu là nước, ion khoáng. Bên cạnh đó còn có các chất hữu cơ như axit amin, amit, vitamin, hoocmon,…được tổng hợp ở rễ.
Mạch gỗ trong tiếng anh là xylem. Mạch gỗ là mô dẫn bắt buộc của hầu hết các cây thân gỗ, trên cạn, thường sẽ chiếm 20-30%.
Cấu tạo của tế bào mạch gỗ
Mạch gỗ là tập hợp những tế bào đã chết, hóa gỗ. Tế bào mạch gỗ của cây gồm có 2 loại chính đó là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại sẽ nối liền với nhau để tạo thành ống dẫn hình trụ kéo dài từ rễ lên thân và tới lá cây. Những tế bào này sẽ nối với nhau theo kiểu “đuôi” nghĩa là tế bào trên nối liền với đầu của tế bào dưới thành ống. Đồng thời, các ống kề nhau nối với nhau qua lỗ bên. Kiểu nối này sẽ giúp cho tế bào không bị tắc, dòng dịch của mạch gỗ vẫn di chuyển lên qua các lỗ bên và ngược lại.
Hình thái cấu tạo:
– Quản bào: Là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng, gối đầu lên nhau
– Mạch ống: Là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ
Đặc điểm cấu tạo
Xem thêm : Gia đình – Khái niệm và những chức năng xã hội
– Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp cho dòng chất được vận chuyển qua các tế bào
– Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có được sự bền chắc và chịu nước.
Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống
– Các tế bào cùng loại sẽ nối với nhau theo cách đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia, tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.
– Các tế bào khác nối với nhau theo cách lỗ bên trên của tế bào này sẽ khớp với lỗ bên của tế bào khác để tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
– Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ đến là:
– Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch gỗ vận chuyển dịch mạch gỗ (nước, ion khoáng) từ rễ đến thân, lá.
– Tế bào mạch gỗ có cấu tạo dạng ống, vách tế bào được linhin hóa. Tế bào bền chắc, chịu nước; các phần tử nước dễ dàng bám lên thành mạch để di chuyển lên trên.
– Khi chuyển hóa chức năng dẫn nước, ion khoáng tế bào mạch gỗ là các tế bào chết, không có các thành phần tế bào (màng sinh chất, chất nguyên sinh, không bào,…) cản trở đường đi của dịch mạch gỗ giúp tăng tốc độ vận chuyển nước.
– Các tế bào cùng loại nối với nhau theo kiểu đầu của tế bào này sẽ gắn với đầu của tế bào kia hình thành những ống dài từ rễ lên lá. Nhờ đó, tạo sự liên kết giữa các tế bào, giữa các phân tử trong dòng dịch với nhau.
– Các tế bào mạch gỗ xếp sát nhau, tế bào có các lỗ bên giúp thuận tiện trong việc vận chuyển dịch mạch gỗ từ tế bào này sang tế bào khác theo chiều ngang. Như vậy, sẽ giúp hạn chế sự ngừng, tắc trong việc vận chuyển và nâng cao hiệu suất vận chuyển.
Mạch gỗ vận chuyển gì? Mạch gỗ có chức năng gì?
Mạch gỗ có chức năng chính là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến thân. Mạch gỗ là yếu tố đầu tiên giúp việc phân biệt các loại gỗ, mạch gỗ có thể vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ; là yếu tố giúp làm tăng độ xốp rỗng của gỗ. Số lượng và kích thước của dịch mạch gỗ sẽ ảnh hưởng đến bề mặt gỗ. Lỗ mạch nhiều và lớn thì thớ gỗ thô và ngược lại.
Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Động lực đẩy dòng mạch gỗ như sau:
– Lực đẩy (áp suất rễ): Sự trao đổi chất của rễ tạo ra các chất làm tăng nồng độ ở trong tế bào do tăng sự hút nước. Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.
– Lực hút do thoát hơi nước ở lá: Qúa trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá bị mất nên gây ra tình trạng thiếu nước ở trong tế bào. Vậy nên, sẽ làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực của sự hút nước vào rễ.
– Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ: Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau cùng với các thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng chảy gỗ liên tục trong cây.
Với các thông tin có trong bài viết “Mạch gỗ là gì? Tế bào mạch gỗ của cây gồm?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp