Quân hàm đối với lực lượng vũ trang tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới là sự thể hiện cấp bậc, vị trí của người đó trong cơ quan, tổ chức. Đối với Công an nhân dân Việt Nam, hệ thống cấp bậc quân hàm được quy định như thế nào?
Bạn đang xem: Hệ thống cấp bậc quân hàm Công an nhân dân Việt Nam
Quân hàm là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là quân hàm. Tuy nhiên, có thể hiểu quân hàm là hệ thống cấp bậc trong tổ chức lực lượng vũ trang như quân đội, công an, cảnh sát…
Quân hàm là gì?
Thông thường, quân hàm tại Việt Nam được thể hiện trên cầu vai đi kèm với quân phục của người chiến sĩ. Cấp bậc quân hàm được thể hiện qua số lượng sao hoặc số vạch trên cầu vai, tùy theo loại hình lực lượng vũ trang và chức vụ, cấp bậc của người đó đang đảm nhiệm. Mỗi tổ chức lực lượng vũ trang sẽ có mẫu cầu vai và cách thể hiện cấp bậc quân hàm khác nhau.
Quân hàm là đồng phục bắt buộc phải có của người chiến sĩ lực lượng vũ trang. Dựa vào quân hàm trên cầu vai, người khác dễ dàng biết được người này đang ở cấp bậc nào, phân biệt được họ đang công tác trong lực lượng vũ trang nào.
Hệ thống cấp bậc quân hàm Công an nhân dân Việt Nam
Hệ thống cấp bậc quân hàm Công an nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 21 Luật Công an nhân đân 2018, được chia thành 03 nhóm đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ. Cụ thể cấp bậc quân hàm được quy định từ cao xuống thấp như sau:
Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm Công an nhân dân
Khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam được thăng cấp bậc quân hàm khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chính trị, hoàn thành nhiệm vụ được giao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe;
– Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
– Đáp ứng thời hạn xét tăng cấp bậc quân hàm đối với từng đối tượng, chức vụ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018.
Giải đáp liên quan đến quân hàm công an
3 sao 1 vạch trong công an là quân hàm gì?
Thiết kế cầu vai (cấp hiệu) thể hiện quân hàm của Công an nhân dân được quy định tại Điều 2 Nghị định 160/2007/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 29/2016/NĐ-CP). Theo đó, tùy từng nhóm đối tượng sẽ có thiết kế cấp hiệu khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có cấp hiệu của sĩ quan công an mới được thể hiện cùng lúc bằng số vạch và số sao trên cấp hiệu, cụ thể:
– Đối với cấp tướng:
+ Nền bằng vải, màu đỏ;
+ Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng, giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình cành tùng chạy dọc theo nền cấp hiệu;
Xem thêm : 17 cách làm trắng da tại nhà hiệu quả, an toàn
+ Cúc cấp hiệu màu vàng, hình tròn, có hình Quốc huy nổi;
+ Sao 5 cánh màu vàng, đường kính 23 mm, có vân nổi;
+ Số sao theo cấp: Thiếu tướng 1 sao; Trung tướng 2 sao; Thượng tướng 3 sao; Đại tướng 4 sao.
Quân hàm Công an nhân dân
– Đối với cấp tá:
+ Nền bằng vải, màu đỏ;
+ Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có 2 vạch rộng 6 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu.
+ Vạch của sĩ quan chuyên môn kỹ thuật màu xanh thẫm, sĩ quan nghiệp vụ màu vàng;
+ Cúc cấp hiệu màu vàng, hình tròn, có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe, giữa hình nửa bánh xe có chữ lồng “CA”;
+ Sao 5 cánh màu vàng, đường kính 21,5 mm, có vân nổi;
+ Số sao theo cấp: Thiếu tá 1 sao; Trung tá 2 sao; Thượng tá 3 sao; Đại tá 4 sao.
– Đối với cấp úy:
+ Nền bằng vải, màu đỏ;
+ Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có 1 vạch rộng 6 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu.
+ Vạch của sĩ quan chuyên môn kỹ thuật màu xanh thẫm, sĩ quan nghiệp vụ màu vàng;
+ Cúc cấp hiệu màu vàng, hình tròn, có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe, giữa hình nửa bánh xe có chữ lồng “CA”;
+ Sao 5 cánh màu vàng, đường kính 21,5 mm, có vân nổi;
Xem thêm : Cách ngâm rượu táo mèo giúp giảm cân và cải thiện tiêu hóa
+ Số sao theo cấp: Thiếu úy 1 sao; Trung úy 2 sao; Thượng úy 3 sao; Đại úy 4 sao.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, quân hàm công an có 3 sao 1 vạch thể hiện cấp bậc Thượng úy (bao gồm cả sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và sĩ quan nghiệp vụ).
Quy định về quân hàm công an giao thông
Căn cứ theo tính chất công việc và thực tiễn, có thể thấy công an giao thông là lực lượng chiến sĩ thực hiện công tác nghiệp vụ liên quan đến các vấn đề giao thông. Vì vậy cấp bậc quân hàm của sĩ quan công an giao thông được căn cứ theo quy định về cấp hiệu nêu trên.
Lưu ý: Vạch trên cấp hiệu công an giao thông màu vàng (dành cho sĩ quan nghiệp vụ).
Ngoài ra, đối với đối tượng công an giao thông là hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên thì cấp hiệu quân hàm được thể hiện như sau:
– Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ:
+ Nền cấp hiệu và cúc cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ giống nền và cúc cấp hiệu của sĩ quan cấp úy.
+ Vạch bằng vải, màu vàng, rộng 6 mm gắn ở cuối nền cấp hiệu. Cuối nền cấp hiệu của hạ sĩ quan có vạch ngang (|), chiến sĩ có vạch (
Hạ sĩ: 1 vạch (|)
Trung sĩ: 2 vạch (||)
Thượng sĩ: 3 vạch (|||)
Binh nhì: 1 vạch (
Binh nhất: 2 vạch (
– Đối với học viên:
Cấp hiệu của học viên có nền và cúc cấp hiệu như nền và cúc cấp hiệu của sĩ quan cấp uý; cấp hiệu của học viên trung học, sơ học, hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu không có viền lé màu xanh.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống cấp bậc quân hàm của Công an nhân dân Việt Nam theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến quân hàm, chức vụ, cấp bậc của Công an nhân dân, các lực lượng vũ trang khác, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp