Tìm hiểu lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương đã tồn tại rất lâu trong văn hóa Phương Đông. Trong đó, “Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Tết Đoan Ngọ năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm, ngày 22/6.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Theo phong tục Việt Nam, nhiều gia đình sẽ bày mâm cúng Tết Đoan Ngọ cho ông Địa hoặc bàn thờ với mong muốn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hãy cùng tìm hiểu lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì ngay sau đây:

Cúng Tết Đoan Ngọ ở bàn thờ gồm những gì?

Theo truyền thống văn hóa người Việt, mâm cúng Tết Đoan Ngọ trên bàn thờ gia tiên thường có các lễ vật như:

– Hương, hoa, vàng mã,

– Nước, rượu nếp,

– Các loại hoa quả,

– Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,

– Xôi, chè.

Tùy thuộc vào văn hóa và quan niệm của từng dân tộc, vùng miền, các lễ vật dâng cũng khác nhau. Tuy nhiên, hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp là những lễ vật không thể thiếu.

Chẳng hạn, ở miền Bắc, gia chủ thường cúng dưa hấu đỏ. Trong khi đó, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên – Huế không thể thiếu chè kê và thịt vịt, vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm. Bên cạnh đó, người dân ở miền Nam thường cúng bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để thưởng thức.

Tết Đoan Ngọ cúng gì cho ông địa?

Ông Địa là vị thần trông coi và cai quản đất đai. Thần thổ địa được người dân thờ cúng với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống trở nên đủ đầy và no ấm hơn.

Thông thường, các gia đình chỉ bày mâm cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, ở một số gia đình, gia chủ cũng có thể bày cúng ở bàn thờ ông địa. Theo đó, trên mâm cúng ông Địa thường sẽ có những lễ vật tương tự như khi cúng trên bàn thờ gia tiên như: Vàng mã, nước, hương hoa và cơm rượu nếp, các loại hoa quả, xôi chè và bánh tro,…

Tết Đoan Ngọ cúng ở đâu?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5. Nhiều gia chủ băn khoăn không biết nên cúng ở đâu để thể hiện được lòng thành của mình và nhận được sự minh chứng tốt nhất.

Ở Việt Nam, nhiều gia đình chỉ tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ ở ban thờ gia tiên (tức là cúng trong nhà), thế nhưng nếu muốn tiến hành đầy đủ thủ tục thì bạn nên chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ngoài sân.

Tết Đoan Ngọ cúng giờ nào tốt?

“Ngọ” chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Theo đó, nếu không biết cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào, gia chủ nên cúng trong khoảng thời gian 12 giờ trưa vì theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm dương khí thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm.

Tuy nhiên, nếu gia đình nào không thể thu xếp thời gian để làm lễ cúng vào buổi trưa, thì có thể cúng vào lúc 7 – 9 giờ sáng. Đây cũng là khung giờ hoàng đạo trong ngày, thích hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh.