Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video thai nhi 13 tuan tuoi nen an gi

Bước sang tam nguyệt cá thứ 2, mẹ sẽ giảm dần tình trạng ốm nghén, bé yêu đang dần ổn định và tăng trưởng, phát triển nhanh hơn mỗi ngày. Thai nhi 13 tuần tuổi, mẹ phải đảm bảo tốt về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt không gây hại cho thai nhi.

Thai 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1. Trọng lượng thai nhi

Ở tuần này, bé yêu của bạn đã đạt cân nặng khoảng 23g và có chiều dài cơ thể khoảng 7,4 cm được đo từ đầu đến mông. Bé có kích thước tương đương với quả đậu Hà Lan.

Thai nhi 13 tuần sẽ có kích thước tương đương quả đậu Hà Lan (Ảnh minh họa)

2. Sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

Các bộ phận trên cơ thể bé yêu dần hoàn thiện, nhau thai có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ đến bé, giúp bé phát triển tốt nhất. Bé phát triển cụ thể như sau:

– Dấu vân tay bắt đầu hình thành. Tuần thai này, dấu vân thai của bé đã xuất hiện và dần được hoàn chỉnh ở những tuần sau.

– Hai mắt của bé đã xích lại gần nhau hơn.

– Mí mắt của bé đã có thể khép lại. Giúp bảo vệ mắt trước những tác động từ bên ngoài bụng mẹ, nước ối.

– Chân tay của bé tiếp tục phát triển kéo dài để cân đối với cơ thể.

– Bé biết máy. Mẹ có thể cảm nhận được mỗi lần bé máy khi đặt tay vào bụng. Tuy nhiên tuần 13 bé máy chưa rõ ràng, mẹ sẽ khó cảm nhận.

– Bộ phận sinh dục hình thành, phát triển. Tuần này mẹ có thể đi siêu âm giới tính của con, tuy nhiên kết quả chính xác chưa cao.

– Thính giác của bé phát triển. Lúc này bé có thể cảm nhận và nghe mẹ nói chuyện hoặc các âm thanh khác.

– Bé biết nheo mắt, nhăn mặt, mút tay. Mẹ có thể quan sát các hoạt động này của bé qua hình ảnh siêu âm thai.

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 2

Thai 13 tuần tuổi biết mút tay (Ảnh minh họa)

– Tim thai đập mạnh và rõ nhịp đập.

– Thai bắt đầu uống nước ối, bài tiết nước tiểu.

– Phân su được hình thành. Các mẹ có thể thấy sau lần bé đi tiểu đầu tiên khi chào đời.

Video xem thêm: Cuộc sống của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ.

Thai 13 tuần cơ thể mẹ thay đổi thế nào?

Tuần 13 cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ so với tam nguyệt cá thứ nhất, cụ thể là:

1. Giảm mệt mỏi

Sang tuần 13, mẹ thấy nhẹ nhàng không còn cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng ốm nghén gây ra. Thời gian này, mẹ nên tranh thủ thư giãn, bổ sung các chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé đều khỏe.

2. Thèm ăn

Các triệu chứng ốm nghén giảm dần, đặc biệt là cảm giác sợ đồ ăn đã hết lúc này mẹ luôn muốn ăn, thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt và có thể ăn được nhiều. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá no, ăn nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

3. Ợ nóng, khó tiêu

Thai 13 tuần, mẹ sẽ thường xuyên bị ợ nóng do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với thực quản khiến mẹ có cảm giác nóng rát từ sương tới cổ họng. Mẹ có thể giảm tình trạng này bằng cách tránh xa các thực phẩm như: Sô cô la, bạc hà, đồ cay, rượu, bia, cà phê….

4. Táo bón

Khi mang thai, đường ruột của mẹ bầu hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn trước do tác động của các hormone. Để giảm thiểu nguy cơ táo bón, mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như: Khoai lang, ngũ cốc, trái cây, rau xanh, đậu lăng…

5. Chảy máu cam

Sự tăng lên các tĩnh mạch sẽ làm các mẹ dễ mắc các bệnh về mũi như: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy máu cam… Đây chỉ là hiện tượng thai nghén, và sẽ tự hết sau đó mẹ không nên quá lo lắng.

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 3

Thai 13 tuần mẹ dễ bị chảy máu cam và các bệnh về mũi (Ảnh minh họa)

6. Chóng mặt, ngất xỉu

Tuần thai này mẹ rất dễ bị chóng mặt, ngất xỉu do thiếu máu, máu không lưu thông tốt. Mẹ không nên đứng dậy một cách đột ngột, nếu mẹ thấy hoa mắt, chóng mặt hãy nằm xuống và thư giãn tránh vận động. Ngoài ra mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt để giảm thiểu tình trạng này.

7. Da sáng, đẹp hơn

Với những mẹ từng bị nổi mụn, tới tuần này các mẹ để ý sẽ thấy hết mụn đỏ hoặc mụn đầu đen, da mặt cũng mịn màng, sáng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, tuần này da mẹ bầu có thể nhờn, mẹ nên vệ sinh rửa mặt sạch sẽ và dưỡng ẩm để có làn da như ý.

8. Ngực to, đau nhức hơn

Sự thay đổi rõ nhất thấy ở mẹ khi thai 13 tuần là vòng 1 to trông thấy. Mẹ sẽ có cảm giác đau, căng tức ở vùng ngực hơn trước. Mẹ nên thay đổi loại áo ngực dành cho bà bầu, không nên dùng áo ngực nịt chặt gây tức ngực, khó thở cho mẹ.

9. Tăng cân

Tới tuần này, mẹ tăng cân trông thấy, thông thường mẹ sẽ tăng khoảng 2,5 – 3kg. Những bộ đồ trước đây mẹ không thể mặc được nữa, vì vậy mua sắm đồ bầu, thậm chí là cả giày dép mới.

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 4

Mẹ bầu tăng lên 2 – 3kg ở tuần này (Ảnh minh họa)

10. Bụng lộ rõ

Thai 13 tuần tuổi đã đạt chỉ số cân nặng 2,3g và 7,4cm nên bụng mẹ sẽ lộ rõ, một vài tuần tới, rốn của mẹ sẽ nhô ra và mẹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển đi lại, ngồi một chỗ.

11. Đau lưng

Triệu chứng đau lưng rất dễ gặp với mẹ bầu trong tuần này, do thai nhi đang lớn và vùng xương chậu chịu áp lực, tác động của thai nhi. Mẹ nên chăm chỉ đi bộ, tập yoga và nằm nghiêng ngủ để hạn chế tình trạng này.

12. Dịch âm đạo tiết nhiều

Tuần này, mẹ sẽ thấy âm đạo luôn ẩm ướt và quần lót xuất hiện nhiều dịch nhầy màu trắng gây mùi hôi khó chịu và tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng băng vệ sinh hàng ngày và uống nhiều nước tránh mắc các bệnh phụ khoa.

13. Cảm xúc thay đổi

Ở tuần thai này, mẹ sẽ hồi hộp, nóng lòng muốn biết giới tính thai nhi. Mẹ dễ cáu giận không rõ lý do, do tâm lý bà bầu. Thời điểm này, người chồng nên chia sẻ động viên vợ nhiều hơn.

Thai nhi 13 tuần tuổi ăn gì tốt nhất cho con yêu?

Mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất con yêu mới có thể tăng cân, phát triển tốt và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, thai 13 tuần mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau:

1. Thực phẩm giàu axit folic

Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng, cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sảy thai, tiền sản giật, thai chậm phát triển. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng axit folic như:

– Súp lơ

– Bắp cải

– Bí đao

– Mùi tây

– Các loại đậu

– Sữa bầu

– Ngũ cốc

– Hoa quả và nước ép trái cây (Cam, quýt, dâu tây, táo, lê…)

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 5

Các thực phẩm giàu axit folic (Ảnh minh họa)

2. Thực phẩm giàu canxi

Canxi rất cần thiết cho thai 13 tuần phát triển hệ xương và răng, giúp bé phát triển chiều dài.. Tuần thai này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như:

– Các loại sữa như: Sữa bầu, sữa tươi, sữa chua, phô mai…

– Cá hồi

– Tôm

– Trứng gà

– Kiwi

– Viên uống canxi (Chỉ uống khi được bác sĩ kê đơn, chỉ định)

3. Thực phẩm và đồ uống giàu vitamin

Thai 13 tuần ăn gì tốt, mẹ dễ hấp thụ? Các mẹ có thể ăn và uống các thực phẩm dưới đây để tăng cường sức đề kháng, ngừa táo bón, khó tiêu ở mẹ bầu.

– Ngũ cốc

– Bưởi

– Thanh long

– Cam

– Đậu hũ

– Nho

– Kiwi

– Cà rốt

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 6

Các loại thực phẩm giàu vitamin (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Nước dừa là đồ uống mát, giàu vitamin C cho bà bầu nhưng thai 13 tuần chưa nên uống nước dừa vội. Để tốt nhất cho thai nhi, mẹ nên uống nước dừa vào tuần 16.

4. Thực phẩm giàu sắt

Để giảm các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu.. các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn mỗi ngày. Chất sắt giúp bé phát triển đúng tiêu chuẩn.

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như:

– Viên uống sắt (chỉ uống khi bác sĩ chỉ định, kê đơn).

– Thịt bò, thịt heo nạc

– Bí đỏ

– Lòng đỏ trứng gà

– Các loại hạt (Hạnh nhân, hạt điều, hạt giẻ cười, óc chó…)

– Chuối

– Yến mạch

– Mía

– Nho

5. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi giúp mẹ giảm các triệu chứng như chuột rút, đau lưng, đau cơ khớp…. và giúp thai nhi phát triển hệ xương, răng, chiều cao tốt hơn. Thai 13 tuần mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi như:

– Các loại sữa (Sữa tươi, sữa công thức, sữa chua…).

– Cá mòi

– Trái cây sấy khô

– Bột yến mạch

– Chuối

– Quả sung

– Súp lơ

– Đậu phụ

– Cua biển

– Viên uống canxi (Chỉ uống khi bác sĩ chỉ định, kê đơn)

Thai 13 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ ăn gì để con tăng cân, khỏe mạnh? - 7

Thực phẩm giàu canxi (Ảnh minh họa)

Thai 13 tuần có nên đi khám thai không?

Tuần 13, mẹ nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và biết con yêu phát triển thế nào, có đạt với các chỉ số phát triển của thai nhi tuần 13 hay không?

Bố mẹ thắc mắc thai nhi 13 tuần đã biết trai hay gái chưa thì tuần này có thể đi siêu âm, tuy nhiên mức độ chuẩn xác chưa cao lắm. Các mẹ có thể đợi đến tuần 18 – 20 để có kết quả chính xác nhất.

Thai 13 tuần, mẹ có thể tới bệnh viện làm các phương pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh để có cách điều trị, can thiệp kịp thời. Các mẹ có thể làm các phương pháp sàng lọc như: Siêu âm, double test, triple test, sinh thiết nhau thai, chọc ối, NIPT.

Thai nhi 13 tuần đã dần ổn định, tuy nhiên nếu gặp các vấn đề bất thường sau mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.

– Ra máu âm đạo

– Đau bụng dưới dữ dội

– Tụt huyết áp, ngất xỉu

– Sốt cao, co giật

– Không tăng cân, sụt cân nhiều.

Lời khuyên cho mẹ khi thai 13 tuần tuổi

Ơ tuần thai này, tuy thai đã ổn định nhưng mẹ vẫn cần lưu ý các vấn đề sau.

– Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức.

– Kiêng quan hệ tình dục hoặc chọn tư thế quan hệ an toàn cho thai nhi.

– Tham gia các lớp yoga, bơi hoặc đi bộ để giảm các triệu chứng đau lưng, chuột rút.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho thai nhi.

– Không ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn.

– Đi khám thai theo định kỳ.

– Tham gia các lớp học tiền sản.

– Mua quần áo bầu rộng, thoải mái, không mặc đồ bó sát.

Thai 13 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho con yêu, đồng thời làm giảm các triệu chứng làm mẹ khó chịu, mệt mỏi ở tuần 13. Để biết con lớn thế nào, đã biết làm gì mẹ nên đi siêu âm và nghe bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc, dưỡng thai 13 tuần tốt nhất.