Trong các thành phần biệt lập thì thành phần tình thái được sử dụng rất nhiều trong câu. Vậy thế nào là thành phần tình thái? Ví dụ về thành phần tình thái? Chức năng của thành phần tình thái?
- 7/4 là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới
- 10 bộ phim ngôn tình hài hước Trung Quốc giúp giải tỏa căng thẳng khi ở nhà
- Tác dụng của bột ngoạt với cây trông đặc biệt là hoa hồng
- Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
- Ý nghĩa nốt ruồi ở sống mũi trong nhân tướng học theo từng vị trí
Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Ví dụ về thành phần tình thái
Thành phần tình thái là gì?
Thành phần tình thái là thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.
– Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
– Thành phần tình thái rất đa dạng, có nhiều loại và cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết.
Ví dụ về thành phần tình thái
+ Ví dụ 1: Hình như! Thu đã về
Từ tình thái là Hình như, nó mô tả độ tin cậy thấp trong lời nói.
+ Ví dụ 2: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy vồ vào lòng, sẽ ôm chặt lấy anh.
Từ tình thái là từ chắc, nó dự đoán tình cảm của bé Thu khi gặp ba.
+ Ví dụ 3: Có lẽ, cậu đã quên mất rằng hôm nay tớ đã đứng chờ cậu hai tiếng đồng hồ để đi chơi.
Từ tình thái là có lẽ, nó là tình cảm hờn trách dành cho người bạn mình.
+ Ví dụ 4: “Anh quay lại Nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi k khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
Thành phần tình thái trong câu văn trên là từ “có lẽ”, Việc anh Sáu cười biểu hiện ra là nỗi khổ tâm chỉ là phỏng đoán của tác giả, cấp độ tin cậy k thể quá cao nhưng cũng chẳng phải thấp vì trước đó anh Sáu vừa mới bị con mình phớt lờ rất nhiều và anh đã rất buồn.
+ Ví dụ 5: Dường như, cậu béo lên trông xinh hơn ấy.
Từ tình thái là: Dường như. Nó thể hiện mức độ tin cậy thấp, vì người nói chỉ phỏng đoán.
Chức năng của tình thái từ
Xem thêm : Phương pháp giải nhanh bất phương trình bậc 2 – Toán 10
Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:
– Tạo câu theo mục đích nói.
– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.
+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.
Ví dụ: Nó đi chơi về rồi hả chị?
Nam đi học về rồi phải không?
Mai con có thể xin cô giáo đến lớp trễ để đi khám bệnh được không?
+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.
Ví dụ: Có thật công ty sẽ phá sản không chị?
Có đúng là anh Ba trúng sổ xố không chị?
Có thật là ngày mai mẹ được lên tivi không ba?
+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.
Ví dụ: Em đi học luôn nhé.
Nào ta cùng nhau đi đến trường.
Mai đi chợ mẹ mua cho con đôi áo mới nhé.
Phân loại tình thái từ
Xem thêm : Có cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi trúng thưởng xổ số hay không?
Dựa theo chức năng chia làm nhiều loại như:
– Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ như à, hả, chăng.
– Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy.
– Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao.
– Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm: cơ, mà.
Cách dùng tính thái từ
Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:
– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.
Ví dụ: Cháu chào ông ạ/ Em chào thầy ạ.
– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.
Ví dụ: Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy.
Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.
– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.
Ví dụ: Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà.
Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp