Một số điều cần biết về Luật thanh niên

Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Theo quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên thìThanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Tại khoản 1Điều 9 Luật Thanh niên quy định tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên.

Tháng Thanh niên được tổ chức với mục đích nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

1

  1. Vai trò, quyền và nghĩa vụ của Thanh niên

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh niên thìthanh niên có vai trò, quyền và nghĩa vụ như sau:

Thanh niên có vai trò là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

1

  1. Trách nhiệm của thanh niên với nhà nước

Theo quy định tạiĐiều 13 Luật Thanh niên thì Thanh niên có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội như sau:

1. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

2. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

3. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

4. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

5. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

6. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

  1. Trách nhiệm của thanh niên với gia đình

Theo quy định tạiĐiều 14 Luật Thanh niên thì trách nhiệm của Thanh niênđối với gia đình như sau:

1. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

2. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Tin, bài: N.T.H