Câu hỏi:
Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là?
A. Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia.
Bạn đang xem: Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là?
B. Vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước.
C. Quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp.
D. Tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự.
Xem thêm : Tổng quan về tế bào nhân thực – Bài 8 sinh 10 VUIHOC
Đáp án đúng A.
Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia, đây là thể chế của nhà nước Đại Việt qua các triều đại phong kiến, quyền hành của nhà vua càng cao thì tính chuyên chế càng lớn.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là chế độ quân quyền – hình thức chính thể phổ biến thường thấy trong các nhà nước nô, nhà nước phong kiến và trong một phạm vi, mức độ hạn chế, cả trong nhà nước tư sản.
Chế độ quân chủ gồm 2 chế độ quân chủ là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
– Chế độ quân chủ chuyên chế xuất hiện ở Athena thế kỷ V – VI TCN (thời kỳ Dân chủ Athena), trong đó cơ quan quyền lực nhà nước đều được bầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ. Cách mạng tư sản Anh năm 1642 cũng đem đến nhiều thay đổi. Trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ phổ thông thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ. Quân chủ tuyệt đối là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia.
Xem thêm : Tính lượng calo cần thiết mỗi ngày khi bạn muốn kiểm soát cân nặng
– Quân chủ hạn chế được phân thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị.
+ Quân chủ đại nghị là chế độ trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền. Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi là quốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác là nghị viện. Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản phát triển như Anh, Nhật Bản, Bỉ,….và ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Camphuchia,… Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện.
Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Tức nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi…). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia…).
+ Quân chủ nhị nguyên: Ở hình thức chính thể này nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức là ở đây có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn quyền Hành pháp thì thuộc về Nhà Vua, Nhà vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Chính phủ do Nhà vua thành lập.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp