Thế năng hấp dẫn là gì?

Câu hỏi:

Thế năng hấp dẫn là gì?

A. Là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

B. Là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. Là véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.

D. Là véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Đáp án đúng B.

Thế năng hấp dẫn là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không, là thế năng mà một vật thể khối lượng lớn có được liên quan tới một vật thể khối lượng lớn khác do lực hấp dẫn, nó là thế năng có quan hệ với trọng trường, được giải phóng (chuyển thành động năng) khi các vật rơi về phía nhau.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Thế năng hấp dẫn là thế năng mà một vật thể khối lượng lớn có được liên quan tới một vật thể khối lượng lớn khác do lực hấp dẫn, nó là thế năng có quan hệ với trọng trường, được giải phóng (chuyển thành động năng) khi các vật rơi về phía nhau. Thế năng trọng trường tăng khi đưa hai vật ra xa nhau.

– Thế năng hấp dẫn của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz.

– Vì z phụ thuộc vào cách chọn mốc thế năng nên z có thể âm, dương hoặc bằng 0 → Thế năng hấp dẫn là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

nếu vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối → Trọng lực là lực thế.

Thế năng của một vật trong trọng trường gọi tắt là thế năng trọng trường được xác định bằng biểu thức

WtWt= mgz

Trong đó:

Wtt: thế năng của vật trong trọng trường (J)

m: khối lượng của vật (kg)

g: gia tốc trọng trưởng (gia tốc rơi tự do) (m/s2)

z: độ cao của vật so với mặt đất.

Tại mặt đất z=0 => WtWt=0 hay nói cách khác gốc của thế năng được chọn tại mặt đất. Công của trọng lực trong trọng trường bằng độ giảm thế năng của vật khi chuyển động trong trường trọng lực.

A = mgz1 – mgz2 =Wt1Wt1 – Wt2Wt2 = -ΔWtWt

– Khi vật rơi tự do trong trọng trường: Wt1Wt1> Wt2Wt2 => ΔWtWt A > 0 độ giảm thế năng của vật chuyển động trong trọng trường chuyển thành công phát động giúp vật rơi tự do trong trọng trường.

– Khi vật được ném lên từ mặt đất: Wt1Wt1 ΔWtWt > 0 => A độ tăng thế năng của vật chuyển động trọng trường chuyển thành công cản tiêu hao dần phần năng lượng mà ta cung cấp cho vật ban đầu (ném lên) cho đến hết, lúc đó vật đạt độ cao cực đại rồi rơi xuống mặt đất.