Phạm tội chưa đạt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, việc phạm tội có các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm do lỗi cố ý. Có ba trường hợp của tội phạm cố ý đó là: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành – trường hợp phạm tội bình thường. Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy phạm tội chưa đạt được pháp luật hình sự quy định như thế nào? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

I. Phạm tội chưa đạt là gì?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

the nao la pham toi chua dat 1

Qua khái niệm trên, ta có thế nhận thấy rằng phạm tội chưa đạt là việc người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mặc dù họ vẫn mong muốn hoàn thành hành vi phạm tội đó về mặt ý chí.

Như vậy, người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Cơ sở pháp lý: Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 Sửa đổi bổ sung 2017.

1. Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt, đặc điểm riêng của từng hành vi, cụ thể như sau:

– Điểm giống: Đối với phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều có kết quả chung là không xảy ra hậu quả của việc thực hiện tội phạm.

– Khác nhau:

Phạm tội chưa đạt Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Cơ sở pháp lý Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Khái niệm Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Trách nhiệm hình sự Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Nguyên nhân chấm dứt thực hiện tội phạm

Nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội Nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ ý chí, mong muốn của người phạm tội, không có gì ngăn cản Ví dụ Vì mâu thuẫn cuộc sống, A đã lên kế hoạch giết B bằng cách làm rò rỉ điện máy bơm nước, làm B chết bằng điện giật. Nhưng trong quá trình chuẩn bị, con của B phát hiện sự lén lút của A, nên nghi ngờ và đã báo Công an.

Vì mâu thuẫn cuộc sống, A đã lên kế hoạch giết B bằng cách làm rò rỉ điện máy bơm nước, làm B chết bằng điện giật.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cắt dây điện thì A lo lắng nếu bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, đi tù, nghĩ đến vợ con không ai chăm sóc nên A đã dừng hành vi phạm tội của mình.

II. Hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hình phạt với hành vi phạm tội chưa đạt như sau:

– Theo nguyên tắc, hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

1. Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt là hình phạt gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt là không quá 20 năm trong trường hợp điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, tuy nhiên đối với trường hợp tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà pháp luật quy định.

“Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

III. Phạm tội chưa đạt có bị xử lý hình sự hay không?

Khi phạm tội, thì tất cả các trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình sự, không phân biệt tội nào, cả phạm tội chưa đạt vẫn chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì sẽ có hình phạt khác nhau.

hinh anh pham toi chua dat hinh 2 min

Như vậy, phạm tội chưa đạt bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 15, 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và các điều khoản về tội phạm liên quan.

IV. Giải đáp thắc mắc về trường hợp phạm tội chưa đạt

1. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 102 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt được quy định như sau:

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất.

Đối với trường hợp tội phạm hoàn thành mà người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì mức phạt được quy định như sau: nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Căn cứ tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành là khác nhau. Mỗi trường hợp có mức phạt khác nhau được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 101 và khoản 3 Điều 102 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

2. Người phạm tội chưa đạt về tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?

Giết người là một hành vi cố ý tước đi mạng sống của người khác, dẫn đến hậu quả chết người thì người phạm tội trong trường hợp từ đủ 18 tuổi sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội giết người với các khung hình phạt như sau:

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn thì hành vi phạm tội được xem là tội giết người chưa đạt khi có lỗi cố ý trực tiếp. Thì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì mức phạt đối với trường hợp này là:

– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm.

hinh anh pham toi chua dat hinh3 min

– Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều 123 quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều khoản 3 Điều 57, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3. Cố ý gây thương tích cho người khác nhưng đã được ngăn cản lại thì có được xem là phạm tội chưa đạt không?

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì phạm tội chưa đạt là việc cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn.

Do vậy, đối với trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác nhưng đã bị ngăn cản, vì có người ngăn căn bạn, đây là một nguyên nhân ngoài ý muốn khiến người phạm tội không thực hiện được hành vi của mình. Nên đây được xem là phạm tội chưa đạt.

“Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.

Trên đây là bài viết về vấn đề “Quy định pháp luật về phạm tội chưa đạt”, rất mong sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về Phạm tội chưa đạt, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ NP LAW để được tư vấn, giải đáp ngay nhé.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn