De 1 quy luat gia tri

– Nội dung quy luật giá trị :

Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt cảu mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.

Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng

– Tác dụng của quy luật giá trị:

+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đẩu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao. Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn tác có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa.

+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

+ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo.

Quá trình cạnh tranhtheo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ đẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.

Tác dụng của quy luật giá trị có ý nghĩa :

Một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển.

Mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo sự bất bình đẳng cho xã hội.

– Liên hệ với tình hình thực hiện quy luật giá trị hiện nay của Việt Nam:

Đầu tiên là “điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa” . Đây là một tác dụng rất lớn của quy luật giá trị, nhờ có tác dụng này mà nền kinh tế nước ta có thể đi đúng hướng. Hiện nay, xu hướng của nước ta cũng như của các nước phát triển trên thế giới là tăng các ngành dich vụ, giảm tỷ trọng ở các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đó cũng một phần là do quy luật giá trị, tại vì hiện nay, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện, không còn là ăn no mặc ấm nữa mà là ăn ngon mặc đẹp. Do vậy, sự ra đời của các ngành dịch vụ là tất yếu như là bảo hiểm, y tế …Bây giờ hiện các ngành kinh tế đang là tiêu điểm của học sinh lớp 12 chứ không còn là các ngành khối kỹ thuật nữa. Và quy luật giá trị còn giúp lưu thông hàng hóa. Điều này ta có thể thấy khá rõ vào thời điểm hiện nay, không ít các doanh nghiệp đem hàng hóa của mình ra nước ngoài để chào hàng, qua dó có thể tìm được các đối tác nước ngoài để làm ăn lâu dài, và tất nhiên, hàng hóa bán cho người nước ngoài bao giờ cũng có rất nhiều giá trị thặng dư.

“Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh”. Đây cũng là một điều quan trọng để phát triển kinh tế. Thử hỏi nếu như ta không đầu tư vào máy móc kỹ thuật thì sao có thể cạnh tranh với các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật, Mỹ.. Ví dụ như hồi xưa, để làm 1m vải, người ta cần 1/10 ngày, thì hiện nay với 1/10 ngày, ta có thể làm ra 100m vải. Đó là nhờ thành tựu của khoa học kỹ thuật. Và với việc tăng năng suất lao động thì sẽ đẫn đến việc giảm lượng giá trị hàng hóa

èGiá sẽ giảm và ta có thể bán được nhiều hàng hơn. Nhưng điều này cũng có mặt trái của nó là khi đã có máy móc thì những người công nhân sẽ đi đâu? Ngày xưa để làm công việc này cần 10 người, nay cần 1 người, vậy 9 người kia sẽ đi đâu è Họ sẽ bị xa thải è thất nghiệp tăng nhanh….Nhưng mặt trái của quy luật giá trị là: Lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo.

Người giàu, họ có tiền è mua tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất….hao phí lao động cá biệt

Điều này làm cho nhiều người dùng mọi cách để chiếm đoạt công nghệ, không từ thủ đoạn triệt hạ đối phương nhằm mục đích lợi nhuận càng phát triển.