VnDoc xin gửi tới các bạn lời giải cho câu hỏi Vật lý 7: Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện, sẽ giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức được học về Nguồn điện, dòng điện trong chương trình Vật lý 7 học kì 2. Cũng như giúp bạn đọc rèn luyện các kĩ năng vận dụng giải các câu hỏi bài tập liên quan đến quy ước về chiều dòng điện. Từ đó học tốt môn Vật lý 7 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
Bạn đang xem: Nêu quy ước về chiều dòng điện
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
- Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào
- Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại
- Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì?
1. Dòng điện là gì?
Dòng điện được định nghĩa chính là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. Các hạt mang điện ở đây là các hạt electron mang điện tích âm (-) cùng proton mang điện tích dương (+) có khả năng dịch chuyển để tạo ra dòng điện.
2. Chiều dòng điện
Theo định nghĩa dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt mang điện tích, chúng ta sẽ xác định được cực dương và cực âm theo chiều của chúng. Có quy ước rằng: Hướng hiện tại là theo nơi mà một điện tích dương sẽ di chuyển, chứ không phải là một điện tích âm.
Vì vậy, nếu các electron thực hiện chuyển động thực tế trong một tế bào theo một chiều nhất định, thì dòng điện chạy theo hướng ngược lại. Dòng điện chạy ngược chiều với các hạt mang điện tích âm, chẳng hạn như electron trong kim loại. Dòng điện chạy cùng chiều với chất mang điện tích dương, ví dụ, khi các ion dương hoặc proton mang điện tích.
3. Quy ước chiều dòng điện
Quy ước chiều dòng điện: chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện.
Các eclectron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện.
Về chiều quy ước dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.
Hình vẽ bên dưới là sơ đồ một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.
+ Chiều chuyển động của các êlectrôn ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.
+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.
+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều.
+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau.
+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau.
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện.
A. Chiều dòng điện trong mạch là chiều đi từ cực âm của nguồn điện, qua các dụng cụ, thiết bị điện và trở về cực dương của nguồn điện
B. Chiều dòng điện trong mạch là chiều từ cực âm đến cực dương của nguồn
C. Chiều dòng điện trong mạch là chiều đi từ cực dương của nguồn điện, qua các dụng cụ, thiết bị điện và trở về cực âm của nguồn điện
D. Không xác định được
Câu 2. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Câu 3. Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các … trong dây dẫn kim loại.
A. hạt nhân nguyên tử
B. êlectron tự do
C. êlectron mang điện tích âm
Xem thêm : Nước chanh rất tốt, tuy nhiên uống quá nhiều có thể gây nguy hiểm
D. proton mang điện tích dương
Câu 4. Nhận định nào sau đây không chính xác:
A. Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều
B. Chiều dòng điện trong mạch là chiều đi từ cực dương của nguồn điện, qua các dụng cụ, thiết bị điện và trở về cực âm của nguồn điện
C. Dòng điện được định nghĩa chính là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích
D. Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các hạt nhân nguyên tử trong dây dẫn kim loại.
Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng khi nói dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là
A. Dòng điện một chiều
B. Dòng điện không đổi
C. Dòng điện xoay chiều
D. Dòng điện biến đổi liên tục
–
giới thiệu các bạn tài liệu Nêu quy ước về chiều dòng điện. Ngoài ra, các bạn học sinh còn có thể tham khảo Vật Lý lớp 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải Vở BT Vật Lý 7, Lý thuyết Vật lý 7, Trắc nghiệm Vật lý 7 và các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp