Câu hỏi:
Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
A. Hàng hoá – tiền tệ, người mua – người bán.
B. Hàng hoá, người mua – người bán.
C. Hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa.
D. Người mua – người bán, cung – cầu, giá cả.
Đáp án đúng C.
Thị trường có những mối quan hệ cơ bản là Hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Xem thêm : TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TAM PHÚ
Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa.
– Quan hệ hàng hóa tiền tệ:
+ Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán.
+ Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và các hình thái giá trị.
– Quan hệ mua-bán
+ Mua bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóa giữa các bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên.
+ Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình hành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.
– Quan hệ cung – cầu
Xem thêm : Nguyên lý bếp ga chạy bằng điện hoạt động & Địa chỉ mua uy tín
+ Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
+ Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
– Quan hệ giá cả hàng hóa:
+ Giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với giá cả của hàng hóa.
+ Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.
– Các chức năng cơ bản của thị trường
+ Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: Những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được.
+ Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán có thể đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp