Thơ mới và thơ trung đại khác nhau ở điểm nào?

Phân biệt thơ mới và thơ trung đại

a) Thơ trung đại

Thời gian: Từ thế kỉ X – XIX

Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm thơ trung đại và một số tác phẩm tiêu biểu:

+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người (Truyện Kiều – Nguyễn Du, bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương, qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

b) Thơ hiện đại

Thời gian: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp (Đồng chí – Chính Hữu)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Con cò – Chế Lan Viên, bếp lửa – Bằng Việt)

+ 1964 – 1975: Đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người trong gian khổ (Bài thơ về tiểu đội xa không kính – Phạm Tiến Duật, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

+ Sau 1975: Đây là giai đoạn bùng nổ của nhiều tác phẩm thơ mới như: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Ánh trăng (Nguyễn Duy),…

Gia sư văn hà nội

a) Giống nhau

Đều thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua 2 giá trị biểu đạt chính là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thơ.

b) Khác nhau

Về nội dung:

Thơ trung đại:

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng

+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa

+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp

+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ “qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.

Thơ hiện đại:

+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân

+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp

+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại

+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao

Ví dụ: Bài thơ “Đồng chí – Chính Hữu” đã lột tả được tinh thần yêu nước thầm kín của tác giả trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn

c) Về hình thức

Thơ trung đại:

+ Tính quy phạm chặt chẽ

+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt

+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát,…

Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Thơ hiện đại:

+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp

+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Ví dụ: Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật” với thể thơ tự do sáng tạo đã góp phần khắc họa rõ nét chân dung, phẩm chất tốt đẹp của các chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhìn chung thơ hiện đại và thơ trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, những cách biểu hiện khác nhau cả về nội dung và hình thức. Qua bài viết này, gia sư văn Hà Nội mong muốn sẽ mang lại những tài liệu, những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập môn ngữ văn của các em học sinh. Chúng tôi tin rằng, nếu biết cách hệ thống hóa kiến thức, nhớ các dấu mốc và những tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn, các em sẽ có thể phân biệt thơ trung đại và thơ hiện đại một cách suôn sẻ. Chúc các em học tập tốt và vượt qua các kì thi với điểm số cao nhất.