Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video thời điểm bón đón đòng cho lúa

Để có bông lúa nhiều hạt và hạt to người nông dân cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, muốn vụ mùa ăn chắc thì người nông dân cần kết hợp nhiều biện pháp canh tác thích ứng. Bà con chú ý, giai đoạn lúa làm đòng, nếu gặp trường hợp thời tiết mưa bão, có thể bón phân chậm lại vài hôm, khi trời nắng ráo trở lại để đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát.

Càng hiểu rõ quy trình chăm sóc lúa thời điểm làm đòng, nông dân càng nắm chắc cơ hội trúng mùa, thắng lớn. Vì vậy, hiện nay, trong canh tác lúa, hầu hết bà con đều nắm rõ qui trình chăm sóc, bón phân cho cây lúa ở giai đoạn này.

Có 3 tiêu chí để đưa đến quyết định thời điểm bón phân đón đòng cho cây lúa, một là căn cứ vào số ngày sau sạ tùy giống, hai là căn cứ vào trạng thái đòng, thời điểm bón là lúc đòng (tim đèn) phải tượng được 1 – 3 mm, ba là trạng thái cây lúa, khi lá lúa ngả sang màu vàng tranh.

Theo các nhà khoa học, kỹ thuật và tập quán bón phân cho lúa ngắn ngày ở ĐBSCL được chia làm 3 lần bón, lần 1 bón vào lúc sau khi gieo sạ 7 ngày, lần 2 bón sau gieo sạ 18 – 20 ngày và lần 3 bón vào lúc sau gieo sạ 40 – 42 ngày. Trong 3 lần bón trên thì lần bón cuối là lần bón đón đòng, nuôi hạt. Đây là lần bón quyết định nhất đến năng suất cuối cùng, bởi lúc này cây lúa đã phân hóa mầm hoa cần dinh dưỡng để mầm hoa phát triển, nếu bón sớm thì quá trình phân hóa mầm hoa không tốt, nếu bón trễ thì thiếu dinh dưỡng nuôi mầm hoa. Đồng thời cũng là lần bón khó khăn nhất do phải kết hợp theo dõi nhiều tham số để quyết định thời điểm bón, lượng bón. Các căn cứ trên bao gồm:

– Số ngày sau gieo sạ. Trên lý thuyết chung, thời điểm bón trong khoảng 40 – 42 ngày sau sạ, nhưng thời gian sinh trưởng của những giống lúa khác nhau cũng khác nhau nên tốt nhất là lấy thời gian sinh trưởng của giống lúa trừ cho 50, ví dụ với giống lúa có thời gian sinh trưởng là 90 ngày thì ngày bón phân đợt 3 được xác định là ngày thứ 40 sau gieo, nếu giống có thời gian sinh trưởng chỉ 88 ngày thì thời điểm bón là 38 ngày sau gieo, nếu thời gian sinh trưởng là 95 ngày thì bón phân vào ngày thứ 45 sau gieo.

– Có mầm đòng 1 mm. Trước lúc bón cần bóc cây lúa ra nếu thấy “tim đèn” (mầm đòng) nhú lên 1 mm mới bón.

– Màu xanh ruộng lúa: Tốt nhất phải đợi ruộng lúa ngả sang màu vàng tranh, nếu ruộng đã hội đủ 2 căn cứ 1 và 2 nhưng ruộng lúa vẫn còn xanh thì nên đợi 2-3 ngày sau khi lúa bắt đầu xuống màu rồi mới bón.

Khi đã xác định được thời điểm bón, cần xác định lượng bón và hàm lượng của mỗi loại nguyên tố dinh dưỡng. Cụ thể, với những ruộng sinh trưởng và phát triển bình thường thì bón 5 kg urê + 5 kg Kali cho 1.000 m2. Nhưng với những ruộng còn xanh thì phải giảm lượng urê xuống chỉ còn 3 – 4 kg tùy tình trạng. Cụ thể, trong trường hợp lúa trong rợp, lúa bị lốp thì có thể giảm hẳn phân urê (nhưng khi lúa cong trái me thì cần theo dõi để bón dặm 2 kg urê/1.000 m2).

Với lúa hè thu, có nhiều yếu tố bất lợi của thời tiết, mưa bão thường xuyên thì việc chăm sóc cho lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt rất quan trọng nên canxi và silic, mặc dù đã được bón trước đó nhưng cũng cần được tiếp tục bón thêm bằng cách lựa chọn dòng phân giàu 2 loại nguyên tố này. Hiện tại, các dòng phân bón chuyên dùng cho lúa cung cấp đầy đủ các chất trung vi lượng này, bà con sử dụng tiện lợi và cho hiệu quả cao. Cụ thể, giai đoạn đón đòng, cây lúa 38-42 ngày sau sạ, tương ứng đợt bón thúc 3, bà con dùng phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.

PGS.TS Mai Thành Phụng – Thành viên Hội đồng KHKT Công ty CP Phân bón Bình Điền lưu ý: “Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, muốn vụ mùa ăn chắc thì người nông dân cần kết hợp nhiều biện pháp canh tác thích ứng. Bà con chú ý, giai đoạn lúa làm đòng, nếu gặp trường hợp thời tiết mưa bão, có thể bón phân chậm lại vài hôm, đòng đòng có thể nhích lên 2-3 mm hoặc có thể 4 mm, thậm chí là 5 mm cũng không sao cả. Bà con nên chờ khi trời dứt mưa hẳn, nắng ráo trở lại hãy bón phân để đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát.”

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng khuyến cáo, hiện có đến 15 – 20% người trồng lúa ở ĐBSCL vẫn còn hiểu và vận dụng chưa đúng kỹ thuật bón phân giai đoạn lúa làm đòng, tập trung ở 2 dạng, một là bón phân quá sớm vào thời điểm 32 – 35 ngày sau sạ, hai là bón quá dư phân đạm làm cho lúa không đạt năng suất tối đa, nhiều sâu bệnh, lửng lép. Song song đó, nhiều nông dân tin rằng, khi lúa trổ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) làm cho đòng dài hơn, lá đòng xanh lâu hơn nên năng suất cao hơn. Tuy nhiên, thực tế thì việc kéo dài đòng bằng thuốc kích thích sẽ không có ý nghĩa vì số hạt, số hạt chắc trên một bông là do quá trình thụ phấn, thụ tinh quyết định, việc sử dụng thuốc kích thích hoặc sử dụng thuốc BVTV có tác dụng kích thích trong giai đoạn mẫn cảm này sẽ gây nhiều bất lợi cho lúa. Bà con cần lưu ý để sản xuất vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao nhất.