Thời gian làm việc của BHTN được quy định như thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách an sinh hỗ trợ người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ có một khoản tiền. Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Rất nhiều câu hỏi về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp được bạn đọc quan tâm tìm hiểu, trong đó nhiều bạn đọc băn khoăn không biết Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

1. Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ tới cung và cầu lao động. Nền kinh tế mới, năng động đòi hỏi cao về kỹ thuật, trình độ tay nghề, năng lực tổ chức quản lý… trong khi số lượng lao động trong nước tuy đông nhưng lại chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi đó. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động mất việc, Nhà nước đó có nhiều chính sách song chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc thanh toán chế độ cho người lao động nghỉ việc lại quy hết vào trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, muốn san sẻ bớt gánh nặng chi trả chế độ, hỗ trợ doanh nghiệp, đòi hỏi Nhà nước cần phải có những biện pháp, giải pháp hữu hiệu, mang tính toàn diện.

Nhằm khắc phục điều đó, ngày 29/6/2006, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật bảo hiểm xã hội. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 và hiện nay đã được thay thế bằng Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về hiệu lực thi hành của bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 140. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

… 4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Theo quy định, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng kể từ ngày 01/01/2009. Ngày 16/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo đó, chế định về bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Chương VI.

So với các quy định trước đây về bảo hiểm thất nghiệp, nội dung của Luật cho phép mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp, bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thay đổi cách tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, giới hạn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, bỏ trợ cấp một lần và bảo lưu thời gian đó đóng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và quy định cụ thể đơn vị tiếp nhận hồ sơ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có sự chênh lệch với nhau. Ví thử như trường hợp của bạn, thời gian bạn làm việc theo hợp đồng lao động và thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 12 năm. Tuy nhiên, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp lại chỉ bắt đầu từ năm 2009 nên tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ ít hơn so với thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần các giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo số 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

  • Quyết định thôi việc
  • Quyết định sa thải
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ thời phải có thêm bản chính hoặc bản sao công chứng của hợp đồng lao động.

+ Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).

2. Về địa điểm nộp hồ sơ

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định về Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

  • Hotline: 1900 3330
  • Website: accgroup.vn
  • Email: [email protected]