Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ 04 điều kiện:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
Bạn đang xem: Hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;
– từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Lưu ý thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Người lao động nếu hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai cần lưu ý về cách tính thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện theo luật quy định. Theo điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Vậy đối với các trường hợp người lao động bị tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó hoặc không còn tháng được bảo lưu thì thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2 sẽ bắt đầu tính thời gian tham gia hưởng trợ cấp thất nghiệp lại từ đầu.
Còn nếu người lao động đã hưởng xong trợ cấp thất nghiệp từ lần trước mà có tháng lẻ đóng BHTN được bảo lưu hoặc đang hưởng trợ cấp mà bị tạm dừng, chấm dứt hưởng nhưng thuộc trường hợp được bảo lưu thì số tháng lẻ được bảo lưu đó sẽ được tính vào những tháng đóng BHTN để tiến hành hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2.
Ví dụ: Chị C đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm 3 tháng và đủ điều kiện để giải quyết thất nghiệp lần 1. Chị được giải quyết 5 tháng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu 3 tháng lẻ. Sau đó chị đang hưởng đến tháng thứ 4 thì chị tìm được việc làm và lên thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm để bảo lưu thời gian hưởng. Do đó tổng thời gian chị được bảo lưu là 2 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng và 3 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương đương với 2 năm đóng + 3 tháng bảo lưu từ trước là 2 năm 3 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật Việc làm năm 2013 đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, đóng thêm 12 tháng nữa thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Thời gian tối đa được hưởng là 12 tháng tương ứng với 12 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với thời gian lẻ chưa đủ để hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho đợt hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần sau nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Đối với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cũng không có gì thay đổi so với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính hưởng với công thức như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
=
Xem thêm : Tẩy dầu nhớt trên quần áo: Những phương pháp hiệu quả và dễ dàng
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
x
60%
Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.
Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
Ví dụ anh Đ làm việc cho một công ty tại quận Đống Đa, Hà Nội và chấm dứt hợp đồng lao động đến tháng 10/2020 với mức lương bình quân các tháng cuối đóng bảo hiểm thất nghiệp là 17 triệu. Khi đó mức trợ cấp thất nghiệp của anh là 17 triệu * 60% = 10 triệu 200 nghìn/ tháng (thỏa mãn điều kiện thấp hơn 5 lần mức lương tối thiểu vùng ở quận Đống Đa là 4.729.400 đồng x 5 = 23.647.000 đồng vì công việc của a Đ yêu cầu phải qua học nghề)
Cách nhận hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Để nhận trợ cấp thất nghiệp lần 2, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tương tự như lần nhận đầu, cụ thể:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: quyết định sa thải, quyết định thôi việc, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Khi có đủ các giấy tờ nêu trên, trong vòng 03 tháng, kể từ ngày thất nghiệp, người lao động nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Sau khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo đăng ký ban đầu để nhận tiền trợ cấp tháng đầu của lần 2.
Để nhận trợ cấp cho những tháng tiếp theo, hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Mẫu đề nghị hưởng hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………………….
Tên tôi là:.…………..…..…. Sinh ngày …… /……./…… Nam, Nữ: …………
Số CMND/Thẻ căn cước: …………………………………………….………..
Ngày cấp: ……/……../….…. Nơi cấp:……………..…………………………
Số sổ BHXH: …………………………………..…………………..……………
Số điện thoại:………….…..…Địa chỉ email (nếu có)……………..……….…
Dân tộc:…………………………. Tôn giáo:………………..……………….…
Số tài khoản (ATM nếu có)……….….… Tại ngân hàng:……..…….………
Trình độ đào tạo:……………………………………………………….……….
Ngành nghề đào tạo:……………………………………………………………
Nơi thường trú (1):…………… …………………….…………………………..
Xem thêm : Mùa 3 “Thanh Gươm Diệt Quỷ” còn chưa kết thúc, mùa 4 đã lập tức khởi động
Chỗ ở hiện nay (2):…………………….……………..………………..………..
Ngày …../……/……, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị)…………………………………. tại địa chỉ:………………………
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:………………………
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc (3):…………..………………….
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: …………………………..tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):…………………………………….…………………………….…………
Kèm theo Đề nghị này là (4)…………………………………………………………. và Sổ Bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
.………, ngày ……. tháng ….. năm ……
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Làm thế nào để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Mục 3 Chương IV Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về trợ cấp thất nghiệp. Trên cơ sở này, người lao động nên thực hiện các bước sau đây để hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm được cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp phép.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn. (trong khoảng 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ)
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên từ tổ chức bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
– Trong trường hợp người lao động chưa có việc làm thì người lao động tiếp tục được nhận trợ cấp thất nghiệp trong vòng 07 ngày làm việc.
– Trường hợp người lao động đã có việc làm thì được nhận trợ cấp thất nghiệp tại tháng thông báo và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần hai
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ để hưởng khoản trợ cấp này người lao động sẽ phải nộp trong vòng 90 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động lên Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập nơi người đó muốn hưởng trợ cấp.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bạn sẽ được nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, tối đa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp tháng đầu tiên. Do đó, tối đa trong 25 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Đối với các tháng sau này bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải lên Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo tìm kiếm việc làm theo giấy hẹn. Nếu có việc làm phải khai báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm để chấm dứt không hưởng trợ cấp nữa.
Trên đây là một số nội dung về hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp