Phiếu lý lịch tư pháp được dùng trong những trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Luật này chia Phiếu lý lịch tư pháp thành 02 loại: Phiếu số 1 và Phiếu số 2. Trong nội dung của 02 Phiếu này cũng thể hiện khá rõ mục đích xin cấp Phiếu.
Bạn đang xem: Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?
Như vậy, thông thường Phiếu lý lịch tư pháp được dùng để:
– Chứng minh cá nhân có hay không có án tích;
– Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng;
– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự;
Xem thêm : Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu? (Ảnh minh họa)
Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?
Mặc dù có ý nghĩa khá quan trọng nhưng hiện nay trong Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu.
Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan hoặc phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.
Chẳng hạn:
– Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008).
– Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Xem thêm : Uống nước dứa vào lúc nào để giảm cân?
Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
(Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
– Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu lý lịch tư pháp (Điều 12 Luật Công chứng). Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu lý lịch tư pháp (khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư), tuy nhiên cả hai văn bản nêu trên cũng không có quy định về thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp.
Vì thế, thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp lại phụ thuộc từng Đoàn Luật sư (khi xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư) hoặc Sở Tư pháp (khi đề nghị bổ nhiệm công chứng). Chẳng hạn, Đoàn Luật sư Hà Nội yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp thời hạn không quá 06 tháng.
– Trong hồ sơ tuyển dụng công chức ngành Tòa án cũng yêu cầu có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp nhưng không có yêu cầu về thời hạn (Thông báo 607/TB-TANDTC năm 2020)…
Vì không có những quy định thật sự rõ ràng nên mỗi cơ quan có cách áp dụng không thống nhất, có thể gây phiền hà cho người dân.
Nếu độc giả còn thắc mắc thêm về các vấn đề xung quanh Phiếu lý lịch tư pháp, có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp